KIM NGÂN

Tên khác:  Dây nhẫn đông, boóc kim ngần

(Tày), chừa giang khằm (Thái) Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.

Họ Cơm cháy (Capriíòliaceae)

MÔ TẢ

Dây leo, có thân mảnh, lúc non có lông mịn, sau nhẵn, màu nâu đỏ. Lá mọc đối, hai mặt nhẵn trừ mặt dưới có lông nhỏ trên các gân.

Cụm hoa mọc thành xim hai hoa ở kẽ những lá gần ngọn, hoa màu trắng sau chuyển vàng, có lông mịn, thơm, 5 cánh trong đó 4 cánh hợp thành một môi dài, nhị thò ra ngoài tràng, bầu nhọn.

Quả hình tròn, màu đen.

Mùa hoa quả: tháng 3 – 8.

Còn có nhiều loài khác như kim ngân dại, kim ngân lông, kim ngân hoa to, kim ngân lẫn cũng được sử dụng.

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, kim ngân phân bố ở châu Á, nhất là vùng Đông Á.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang chủ yếu ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, thường gặp trong rừng thứ sinh, đồi cây bụi.

Cây còn được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Hoa kim ngân, thu hái khi sắp nở hoặc mới chớm nở, phơi chỗ mát cho khô.

Thân, cành, thu hái quanh năm, phơi hay sấy khô.

Dược liệu hoa kim ngân đôi khi còn được dùng tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hoa kim ngân chứa tinh dầu trong đó có a-pinen, geraniol, carvacrol, eugenol; flavonoid gồm luteolin, luteolin-7-glucosid; acid clorogenic; lonicerin, 10ganin…

Cành lá chứa saponin, acid clorogenic.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Nước sắc hoa kim ngân có tác dụng ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ. Nước sắc lá kim ngân cũng có tác dụng tương tự.

Kim ngân còn có tác dụng tăng cường chuyển hóa các chất béo.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo kinh nghiệm dân gian, kim ngân là vị thuốc mát được dùng rất phổ biến dưới dạng nước chè để chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sẩy, ban sởi, tả lỵ, viêm nhiệt, thấp khớp.

Liều dùng hàng ngày: 5 – 10g hoa phơi khô dưới dạng nước hãm hoặc 10 – 20g cành lá sắc uống. Có thể nấu dược liệu (chủ yếu là cành lá) thành cao mềm rồi làm viên 0,3g (mỗi viên tương đương với 2 – 3g dược liệu khô). Người lớn uống 6 – 9 viên một ngày, chia làm 3 lần. Trẻ em tùy tuổi uống 1 – 4 viên.

Ở nước ngoài, người ta cất hoa kim ngân lấy nước gọi là “kim ngân hoa lệ” dùng uống mỗi lần 30ml để chữa háo khát, mẩn ngứa, mụn nhọt và bào chê thành dạng thuốc tiêm để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.

Chú ý: Những người tỳ vị hư hàn, không thực nhiệt hoặc ra nhiều mồ hôi không nên dùng kim ngân. Nếu uống các chế phẩm kim ngân mà bị tiêu lỏng, chỉ cần giảm liều hoặc nghỉ uống là hết.

BÀI THUỐC

  • Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt: Kim ngân (20g), bồ công anh (20g), sài đất (20g), ké đầu ngựa (12g). Tất cả cắt nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Hoặc kim ngân (20g), đơn mặt trời (20g), đơn tướng quân (10g), ké đầu ngựa (10g), rễ cây vú bò (10g). sắc uống trong ngày. Kiêng chất tanh.

  • Chữa sởi (sởi đã mọc): Kim ngân (16g), rễ sắn dây (12g), mạch môn (12g), sài đất (12g), rau má (12g), hoa kinh giới (10g), cam thảo (5g). Nếu sốt cao, ho nhiều, thêm sinh địa (12g), rễ dâu (12g).

Tất cả cắt nhỏ, sắc uống chia làm 3 lần. Dùng 2 – 3 ngày.

Hoặc kim ngân (16g), lá diếp cá (10g), lá nọc sởi (10g). Sắc uống trong ngày.

  • Chữa viêm phổi: Kim ngân (20g), huyền sâm (20g), sinh địa (20g), sa sâm (16g), địa cốt bì (16g), mạch môn (16g), hoàng liên (12g), xương bồ (6g). sắc uống ngày một thang.
  • Chữa sốt xuất huyết: Kim ngân (20g), rễ cỏ tranh (20g), cỏ nhọ nồi (16g), hoa hòe (16g), hoàng cầm (12g), liên kiều (12g), chi tử (8g). sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày.
5/51 rating
Bình luận đóng