Suy thận cấp là một hội chứng rối loạn chức năng nghiêm trọng và nhất thời do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có chung dấu hiệu thiểu niệu hoặc vô niệu, tăng nitơ huyết và rối loạn nước điện giải. Phải coi suy thận cấp là một cấp cứu.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

  • Dựa vào lâm sàng:

+ Trong bệnh sử phát hiện các dấu hiệu và yếu tố có nguy cơ đưa đến suy thận: các dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận, rối loạn tiểu tiện, tình trạng nhiễm khuẩn, mất nước điện giải.

+ Thiểu niệu hoặc vô niệu.

+ Các dấu hiệu rối loạn nội môi: rối loạn điện giải, cân bằng toan kiềm.

  • Dựa vào xét nghiệm:

+ Tăng urê máu > 8,5mmol/l.

+ Tăng Creatinin máu lên 50% giá trị bình thường theo lứa tuổi, hoặc > 100pmol/l đối với trẻ trên 2 tuổi.

Chẩn đoán suy thận cấp trước thận, tại thận và sau thận

  • Dựa vào lâm sàng:

+ Suy thận cấp trước thận thường xảy ra khi có mất nước điện giải nặng, tình trạng sốc do các nguyên nhân, thận hư.

+ Suy thận cấp tại thận: thường do các bệnh viêm cầu thận, ngộ độc, bệnh mạch máu thận.

+ Suy thận cấp sau thận: thường có biểu hiện ứ đọng nước tiểu (bí đái, ứ nước thận).

 Suy thận trước thậnSuy thận tại thậnSuy thận sau thận
Xét nghiệmMột

phần

Hoàn toàn
– Nồng độ Na niệu< 20mEq/l20-40>40Thăm khám kỹ
– BUN/Creatinin>2010-2010siêu âm và Xquang là có ý
– Hệ số lọc Na: FNa TSNĐTT niệu/máu< 11-2>2nghĩa.

ĐIỀU TRỊ

Đánh giá điều trị bước đầu

Đánh giá điều trị bước đầu

 

Điều trị chung trong giai đoạn thiểu hoặc vô niệu

  • Chế độ ăn: bảo đảm nhiệt lượng 60-100kcal/kg, chủ yếu bằng lipid và glucid.

Protid: 0,5-0,8g/kg/ngày.

Hạn chế tuyệt đối natri và kali nếu vô niệu hoàn toàn.

  • Lập cân bằng nước và điện giải.

+ Nhu cầu nước: vô niệu hoàn toàn + không sốt: 15 -20ml/kg/24giờ hoặc 500ml/m2 diện tích cơ thể.

+ Sốt > 37°C: cứ l°c tăng thêm 10%. Thường truyền dung dịch glucose 10%.

  • Chống tăng kali máu (theo dõi bằng điện tâm đồ và điện giải): dung dịch glucose ưu trương 10-20%; phương pháp trao đổi ion ở ruột = resin lg/kg/ngày, mỗi gram resin trao đổi được lmEq kali; lợi tiểu….
  • Chống nhiễm toan máu:

Tính X mEq natri bicarbonat cần bù = p X 0,3 X [-BE]

Nếu pH < 7,2 -> bù 100%

Nếu pH > 7,2 -> bù 50%

  • Chống hạ calci máu: chế phẩm có calci 0,5-lg/24giờ. Tuỳ theo tuổi + vitamin D2 200-300 đv/ngày.
  • Gây bài niệu mạnh: ở trẻ em thường chỉ dùng furosemid 5-10mg/kg/24 giờ, tiêm TM chậm mũi đầu tiên thường dùng 50% tổng liều trong ngày, nếu trẻ có phản ứng (chóng mặt, nhức đầu, nôn…) có thể tiêm truyền.
  • Kháng sinh: chống bội nhiễm vĩ suy thận cấp sẽ giảm sức đề kháng, chỉ dùng kháng sinh không độc với thận.

Penicillin 1-2 triệu/ngày, TM chậm (sáng – chiều).

  • Truyền máu: trong suy thận cấp ít phải chỉ định. Trừ khi thiếu máu rõ (Hb < 9g%).
  • Khi cần thiết nên chỉ định heparin 100-150 đv/kg/ngày.
  • Chỉ định lọc máu ngoài thận:

+ Với các biện pháp phục hồi như trên sau 2 ngày tình trạng không cải thiện.

+ Biến loạn nghiêm trọng về cân bằng toan kiềm.

+ Có dấu hiệu ngộ độc nước: phù tăng, huyết áp cao, có dấu hiệu phù não, phù phổi, co giật.

+ Về sinh hoá: Urê máu > 200mg% (> 32mmol/L).

Créatinin máu > 270 – 300pmol/l, tuỳ tuổi.

HC03 < 12mEq/L.

Kali máu > 6mEq/L.

Chú ý phải đánh giá một cách tổng hợp về diễn biến lâm sàng và biến đổi sinh học để chỉ định cho kịp thời và phù hợp.

Những chỉ định đặc biệt cần hỏi ý kiến chuyên khoa hoặc chuyên gia.

Trong giai đoạn đa niệu

Chú ý cân bằng nước, điện giải. Trong giai đoạn này bệnh nhân bài niệu nhiều, nên phải chú ý bồi phụ đầy đủ nước, điện giải.

Điều trị nguyên nhân gây suy thận cấp

Tuỳ theo nguyên nhân mà điều trị nội khoa, hoặc kết hợp điều trị ngoại khoa.

0/50 ratings
Bình luận đóng