Khái niệm
Đau ở bên phải hoặc bên trái dưới rốn gọi là Thiếu phúc thống, đa số có liên quan tới bệnh ở Can kinh.
Trong các sách Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược có nói Thiếu phúc thống, thực ra là nói đến Tiểu phúc thống, cần chú ý điểm này. Các y thư cổ, chứng này với chứng Tiểu phúc thống được xếp lẫn lộn vào dưới mục “Phúc thống” hoặc thấy giới thiệu trong bệnh Sán khí. Còn như chứng Phúc thống do Trường ung, không bàn ở mục này.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Thiếu phúc thống do hàn trệ ở Can mạch: Có chứng Thiếu phúc đau rút tới cao hoàn, trướng nặng đau kịch liệt, hoặc kiêm chứng teo quắt âm nang, gặp lạnh đau càng tăng, gặp nóng thì dễ chịu chút ít, thường kiêm các hiện tượng sắc mặt trắng bệch, cơ thể lạnh chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Huyền hoặc Trì.
Thiếu phúc thống do Can khí uất kết: Có chứng khí trệ ở Thiếu phúc khó chịu, đau lan tỏa tới cao hoàn, lúc đau dịu lúc đau căng lúc phát lúc ngưng, thường dụ phát khi mệt nhọc hoặc bị tình chí kích động, hoặc thấy nổi cuộn ở Thiếu phúc hoặc bên phải bên trái rốn, lúc tụ lúc tan bất thường, có lúc cảm thấy trướng đau kịch liệt không chịu nổi, ấn vào càng đau tăng, thường kiêm chứng đau hai bên sườn, ngực khó chịu, thở dài, đau bụng ỉa lỏng, nóng nảy dễ cáu giận, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền hoặc Trầm.
Thiếu phúc thống do Đại trường thấp nhiệt: Có chứng đau Thiếu phúc, hạ lỵ ra mủ máu, lý cấp hậu trọng, miệng khát muốn uống nước, lưỡi đổ rêu nhớt hơi vàng mạch Hoạt Sác.
Thiếu phúc thống do Hạ tiêu hư hàn: Có chứng Thiếu phúc thống liên miên, thường đau nhiều phía bên tả Thiếu phúc, sắc mặt nhợt, mệt mỏi vô lực, thân thể lạnh sợ lạnh, chân tay không ấm, kiêm chứng nôn mửa hoặc hạ lỵ rêu lưỡi trắng mỏng và nhợt, mạch Huyền Trì.
Phân tích
Chứng Thiếu phúc thống do hàn trệ Can mạch với chứng Thiếu phúc thống do Hạ tiêu hư hàn: Cả hai đều Thiếu phúc thông thuộc hàn tích, nhưng có vị trí ở đường kinh, ở tạng khác nhau. Chứng hàn trệ Can mạch, đường kinh mạch của Can chằng qua âm khí dưới Thiếu phúc cho nên có đặc điểm là Thiếu phúc đau rút tới cao hoàn. Còn Hạ tiêu hư hàn thì đau không có hiện tượng lan tỏa tới cao hoàn nhưng lại kiêm chứng nôn mửa hạ lợi. Loại trên là thực hàn cho nên đau dữ dội, ấn vào càng đau. Loại sau là hư hàn cho nên đau dằng dai, gặp ấm thì đỡ đau. Loại trên điều trị nên ôn tán cái hàn của Can kinh, dùng phương Đương quy Tứ nghịch thang gia Ngô thù, Sinh khương. Loại sau điều trị nên ôn tán cái hàn của tạng Can, dùng phương Ngô thù du thang.
Chứng Thiếu phúc thống do Can khí uất kết với chứng Thiếu phúc thông do hàn trệ Can mạch: Vị trí phát bệnh của hai chứng đều ở Can kinh và đều do thực tà xâm phạm, cho nên cơn đau đều rút tới cao hoàn, đồng thời đều đau dữ dội. Chỉ khác nhau ở chỗ loại trên là do khí trệ cho nên khi đau dịu từng lúc, và phát bệnh mỗi khi tình chí bị kích động, và phần nhiều kiêm chứng trạng Can khí uất trệ như hai bên sườn trướng đau, ngực khó chịu, hay thở dài… Loại sau là hàn tà xâm phạm cho nên khi đau gặp ấm thì dễ chịu, vả lại có kiêm một loạt hàn chứng như mặt nhợt chân tay lạnh, sợ lạnh co rúm, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Trì. Loại trên điều trị nên sơ Can lý khí, dùng phương Sài hồ sơ Can tán phối hợp với Xuyên luyện tử tán. Loại sau điều trị nên ôn trung ấm Can.
Thiếu phúc thống do Đại trường thấp nhiệt: Đại trường bị thấp nhiệt có thể dẫn đến đau bên phải Thiếu phúc, ấn vào càng đau, có thể hạ lỵ ra mủ máu gọi là Quyết âm hạ lợi. Xu thế bệnh khá gấp, đau khá kịch liệt. Vì bị thấp nhiệt ngăn trở đến nỗi huyết bị ứ trệ cho nôn bị ủ nát thành máu mủ, có thể thấy các chứng trạng thấp nhiệt như: tiểu tiện sẻn đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt mà Sác. Điều trị nên thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết giảm đau, dùng phương Bạch đầu ông thang gia giảm.
Trích dẫn y văn
Bệnh danh là Sán hà, Thiếu phúc nóng ran mà đau, bài tiết ra chất trắng, một tên khác là cổ (Tố vấn – Ngọc cơ chân tàng luận).
Nếu Thiếu phúc đau, phần nhiều là bệnh Sán, nhưng cũng không phải là tất cả đều là Sán, có thể biện qua triệu chứng. Nếu đau mà ưa xoa bóp là thuộc hư. Đau mà không muốn xoa bóp là thuộc thự*: Đau mà tiểu tiện không lợi là do thấp. Đau mà căng trướng tiểu tiện lại lợi là có huyết chết. Đau lan tỏa tới âm hành, ấn vào thì ngưng là Can huyết hư. Đau quặn gấp không chịu nổi, tiểu tiện như lâm, các thuốc đều vô hiệu là do rượu chè sắc dục quá độ. Đau mà ấn vào có khôi, có lúc tức trướng, nơi đau không di chuyển, đó là ứ huyết lâu ngày (Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc).