Khái niệm

Tâm hạ bĩ là chứng trạng vùng Vị quản dưới Tâm đầy tức khó chịu. Sách Thương hàn luận viết: “Chỉ đầy mà không đau gọi là Bĩ”, lại viết: “Ấn vào thấy mềm, chỉ là Bĩ do khí mà thôi” nói lên Tâm hạ bĩ là do khí cơ ở Tỳ vị mất điều hoà mà hình thành chứng Bĩ tắc.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Nhiệt bĩ: Có chứng Tâm hạ bĩ, ấn vào mềm, Tâm phiền khát nước hoặc thấy thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện vàng đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch trên bộ quan Phù.
  • Hàn nhiệt bĩ: Có chứng Tâm hạ bĩ, ấn vào mềm kiêm chứng ố hàn, tự ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Nhược hoặc Sác.
  • Đàm khí bĩ: Có chứng Tâm hạ bĩ đầy, nôn mửa buồn nôn, choáng đầu hoa mắt, đại tiện không lợi, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Hoạt.
  • Ẩm khí bĩ: Có chứng Tâm hạ bĩ đầy, ăn không ngon, Ợ khan mùi hôi, bụng réo sôi, đại tiện lỏng nhão, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Nhược.
  • Bĩ do khách khí nghịch lên: Có chứng Tâm hạ bĩ, Tâm phiền không yên, oẹ khan kém ăn hoặc kiêm hạ lợi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hơi Huyền.

Phân tích

  • Chứng Nhiệt bĩ với chứng Hàn nhiệt bĩ: Bĩ chứng phần nhiều do Thái dương bệnh từng bị dùng thuốc hạ nhầm, Tỳ Vị bị hại làm cho khách khí nghịch lên nghẽn tắc dưới Tâm gây nên. Nhiệt bĩ có các chứng trạng dễ nhận biết như Tâm phiền khát nước, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng. Hàn nhiệt bĩ ngoài các chứng trạng của Nhiệt bĩ như nhiệt quấy rối dưới Tâm mà sinh chứng Bĩ, tất kiêm cả chứng dương hư như Ố hàn, ra mồ hôi. Loại trên điều trị nên tiết nhiệt tiêu bĩ, dùng phương Đại hoàng hoàng liên tả Tâm thang. Loại sau điều trị nên thanh nhiệt phù dương tiêu bĩ, dùng bài Phụ tử tả Tâm thang.
  • Chứng Đàm khí bĩ với chứng Ẩm khí bĩ: Đàm với ẩm cùng một nguồn, thủy thấp tụ đọng keo lại thành đờm, còn loãng và ấm. Ẩm với đàm câu kết ở dưới Tâm, Vị khí mất sự hoà giáng, thanh khí không thăng lên có thể dẫn đến chứng Bĩ. Chứng Đàm khí bĩ thì nôn mửa buồn nôn, rêu lưỡi nhớt. Chứng Ẩm khí bĩ thì sôi bụng, rêu lưỡi trắng mỏng. Loại trên có thể dùng Bán hạ tả Tâm thang để hóa đờm tiêu bĩ. Loại sau có thể dùng Sinh khương tả Tâm thang để tán ẩm tiêu bĩ.
  • Chứng Bĩ do khách khí nghịch lên: Các chứng Thương hàn, Trúng phong, biểu chứng không giải lại nhầm dùng phép hạ, trong Vị trông không, khách khí nghịch lên, dưới Tâm bĩ rắn, nếu sai nhầm cho là dưới Tâm bĩ rắn vì hạ chưa hết, lại tiếp tục dùng thuốc hạ lần nữa, thì chứng Bĩ càng tăng, có đặc điểm là Tâm phiền không yên, nằm ngồi không yên; điều trị nên hoãn cấp tiêu bĩ, dùng Cam thảo tả Tâm thang.

Chứng Tâm hạ bĩ, cơ chế bệnh tất cả do khí cơ thăng giáng bất hoà gây nên, thường gặp ở chứng Thương hàn do hạ nhầm hoặc nội thương Tỳ VỊ, phép chữa cần chú trọng vào điều lý Tỳ Vị, thăng thanh giáng trọc, vận chuyển trung khí, chứng Bĩ sẽ tiêu.

Trích dẫn y văn

Bĩ là bĩ tắc không khỏi mở, Mãn là trướng đầy không lưu thông. Bởi vì Mãn gần gũi với Trướng, mà Bĩ thì không cần có Trướng, vì thế rủột chứng Bĩ mãn, có điểm đáng ngờ, phân biệt ra thì ở hai chữ Hư và Thực. Trường hỢp có tà có trệ mà Bĩ là Thực bĩ; không có vật, không trệ mà Bĩ là Hư bĩ. Có trướng có đau mà đầy là Thực mãn. Không trướng không đau mà đầy là Hư mãn. Thực bĩ với Thực mãn có thể dùng phép tán, phép tiêu. Hư bĩ với Hư mãn, không ôn bổ mạnh thì không được, như thế mà dùng sai, dẫn đến điều trị sai lầm (Bĩ mãn – Cảnh nhạc toàn thư).

0/50 ratings
Bình luận đóng