Mục lục

  • Khái niệm
  • Phân biệt
  • Phân lích
  • Trích dẫn y văn

Khái niệm

Khái huyết là chỉ xuất huyết từ Phế, Phế hệ ( khí quản) xuất huyết qua khái thấu mà ra, cho nên phần nhiều lẫn lộn cả đờm và huyết, hoặc trong đờm có lẫn sợi huyết. Nếu đờm ít mà huyết nhiều hoặc xuất huyết số lượng lớn thì gọi là Lạc huyết.

Bệnh danh Khái huyết có từ Nội kinh. Sách Đan Khê Tâm pháp gọi là “Lạc huyết”. Sách Chứng trị yếu quyết gọi là “Thâu huyết”, về sau lại đem Khái huyết, Thâu huyết, Lạc huyết phân tích nhỏ thêm nhưng không có ý nghĩa gì lớn trong lâm sàng. Nên biện bạch thêm, qua các tài liệu y học nhiều đời,có chỗ khái huyết gọi là thổ huyết, như ở mục Kinh quí thổ nục hạ huyết hung mãn ứ huyết bệnh mạch chứng tính trị sách Kim Quĩ có ghi: “Phiền khái, tất thổ huyết”. Trong sách Thương hàn luận thì nói lồng ghép cả là “Vong huyết”. Vì thế đời sau mới có trường hợp không chia Ẩu huyết, Khái huyết mà gọi chung là Thổ huyết.Tất cả là huyết từ miệng mà ra, nhưng vị trí bệnh khác nhau, tên gọi và khái niệm cũng cần phân biệt nghiêm chỉnh.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Khái huyết do ngoại cảm: Có chứng trạng đột ngột ho ra đờm lẫn huyết, ố hàn phát nhiệt, ngứa họng, đau đầu choáng váng, đau ngực hoặc mũi khô, miệng ráo, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác, hoặc rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.

Khái huyết do Phế nhiệt úng thịnh: Có chứng trạng ho ra đờm sắc vàng lẫn huyết, khạc ra huyết lượng nhiều, sắc huyết đỏ tươi, miệng khô mà khát, họng khô đau, phần nhiều kiêm chứng phát sốt, ngực sườn đau, nóng nảy hay giận, táo bón tiểu tiện đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền Hoạt Sác.

Khái huyết do ứ nghẽn Phế lạc: Có chứng trạng ho đờm lẫn huyết hoặc mửa ra bọt huyết, hồi hộp phải ngồi dựa mà thở không nằm được, ngực nhói đau khó chịu, môi miệng tím tái, sắc mặt tối trệ, quầng mắt thâm, chất lưỡi tía tôi hoặc có nốt ứ huyết, mạch Trầm Huyền sắc hoặc Huyền Trì Kết Đại.

Khái huyết do Tỳ Phế khi hư: Có chứng trạng khái huyết kéo dài không khỏi, lượng huyết hơi ít, sắc huyết tôi nhạt, khái thấu ra đờm trắng, sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, tinh thần mỏi mệt, hồi hộp đoản hơi, biếng nói tiếng nhỏ, chán ăn, đại tiện nhão, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Tê hoặc Khâu.

Khái huyết do âm hư hỏa vượng: Có chứng trạng ho khan ít đờm hoặc đờm dính khó bài tiết, khạc ra huyết đỏ tươi, huyết nhiều đờm ít, tái phát khạc ra huyết không ngừng, về chiều gò má đỏ, Tâm phiền sốt nhẹ, lòng bàn tay chân nóng, họng khô muốn uống, mồ hôi trộm yếu sức hoặc di tinh hay mê, hoặc phía trong đùi nóng, lưng và cột sống đau, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không có rêu, mạch Tế Sác, mạch ở bộ Xích vô lực.

Phân lích

– Chứng Khái huyết do ngoại cảm: Chứng này phần nhiều do thể chất vốn Phế âm bất túc, hư nhiệt ấp ủ ở trong, nếu cảm nhiễm phải các tà khí phong nhiệt, thử nhiệt, thu táo mất đi sự thanh giải, xu thế nhiệt ở trong và ngoài phụ họa nhau hun đốt Phế lạc sẽ phát sinh ra khái huyết, Hoặc thể trạng người bệnh vốn có thực nhiệt, ngoại cảm tà khí phong hàn, phong hàn bó ở ngoài, dương khí bị uất, khí dương bị uất ở bến trong kết hợp với Phế nhiệt càng giúp cho Phế nhiệt hóa hỏa, cũng có thể hun đốt Phế lạc mà khái huyết, như thế còn gọi là “Chứng hàn bao hỏa”.

Ngoại cảm phong nhiệt khái huyết tât phải có chứng trạng mình nóng miệng khát, Ngoại cảm phong hàn khái huyết cũng phải có chứng trạng đau đầu ố hàn. Phân biệt hai loại này không khó khăn gì. Ngoại cảm phong nhiệt khái huyết cho uống Tạng hạnh thang, Ngoại cảm phong hàn khái huyết cho uống Ma hoàng nhân sâm thược dược thang.

– Chứng Khái huyết do Phế nhiệt úng thịnh với chứng Khái huyết do ngoại cảm phong nhiệt: Loại trên phần nhiều do ngoại cảm lục kinh không được tuyên giải uất lại hóa nhiệt, hóa hỏa, hóa táo, hoặc uất giận hại Can, Can uất hóa hỏa, mộc hỏa hình kim; hoặc do ăn uống đồ xào nướng, rượu chè tính nóng ở Vj, hun đốt lên Phế, những nguyên nhân nói trên đều có thể dẫn Phế nhiệt úng thịnh, nhiệt làm tổn thương Phế lạc, hỏa chuyển huyết đi lên sinh ra khái thấu dính huyết. Do phế nhiệt thịnh là chủ yếu thì chỉ có những kiêm chứng họng khô và đau, miệng khô và khát, đờm vàng ho dồn dập. Nếu xuất hiện chứng nóng nẩy hay giận, ngực sườn đau ran, miệng đắng họng khô thì Can hỏa nội thịnh. Điểm khác nhau giữa chứng này với chứng Khái thấu do ngoại cảm phong nhiệt là không có biểu chứng ố hàn phát nhiệt, ngứa họng, mạch Phù. Điều trị theo phép thanh nhiệt tả hỏa kèm theo thuốc chỉ huyết dùng phương Tả bạch tán hợp với Thập hôi tán.

– Chứng Khái huyết do Phế nhiệt úng thịnh với chứng Khái huyết do âm hư hỏa vượng: Khái huyết do âm hư hỏa vượng phần nhiều do thể trạng vốn âm hư, hoặc sau khi bị bệnh nhiệt, tửu sắc quá độ dẫn đến Thận âm khuy tổn, Thận âm khuy thì hỏa bốc lên đốt kim, Phế ráo lạc tổn thương cho nên phát sinh khái huyết. “Tiêu” của bệnh ở Phế, “Bản” của bệnh ở Thận, về chứng trạng có chia ra Phế âm hư và Thận âm hư khác nhau đều thuộc phạm vi chứng nội thương hư tổn. Nếu Phế âm hư là chủ yếu thì chỉ biểu hiện các chứng trạng khái thấu đoản hơi, họng khô, về chiều triều nhiệt, ngũ Tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm .V.V.. Nếu kiêm cả Thận âm cũng bất túc thì thêm các chứng di tinh hay mộng, lưng và cột sống đau, Thận âm bất túc nghiêm trọng có thể thấy phía trong đùi nóng, mồ hôi trộm cũng ra ở phía trong đùi rất rõ. Cái nhiệt của chứng này là hư hỏa, khác với loại thực hỏa của loại Phế nhiệt úng thịnh. Hư hỏa là nội thương chân âm, chân âm đã tổn thương thì dương mất nơi nương tựa, hư hỏa sinh ra, chỉ biểu hiện sốt nhẹ, lòng bàn chân tay nóng v.v… và phần nhiều phát nhiệt vào buổi chiều, đó là khác với xu thế nhiệt cao, phiền khát táo bón của thực hỏa. Thực hỏa chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Hư hỏa chất lưỡi đỏ không có rêu lưỡi. Thực hỏa mạch Huyền Sác có lực; Hư hỏa mạch Tế Sác vô lực, nhất là hai bộ Xích mạch bất túc là đặc trưng của Thận hỏa. Khái huyết do âm hư hỏa vượng, điều trị nên tư âm giáng hỏa, uống Bách hợp cố kim thang.

– Chứng Khái huyết do Phế khí hư với chứng Khái huyết do âm hư hỏa vượng: cả hai đều thuộc Hư chứng, nhưng loại trên khái huyết do khí không nhiếp huyết, loại dưới khái huyết do hư hỏa hun đốt tổn hại Phê lạc. Loại khái huyết không có hỏa thì lượng huyết ít mà sắc tôi nhạt, Loại khái huyết có hỏa thì lượng huyết nhiều mà sắc đỏ tươi. Điều trị đều dùng phép bổ, loại trên thì bổ cả Phê và Tỳ, ích khí để nhiếp huyết, uống Sâm linh bạch truật tán. Loại sau thì tư âm giáng hỏa, ninh lạc chỉ huyết.

– Chứng Khái huyết do ứ nghẽn Phế lạc: Chứng này phần nhiều do bệnh Khái huyết lâu ngày, đường lạc tổn hại mà huyết trào ra, ứ đọng ở trong Phế, hoặc vốn là thể trạng có đờm úng trệ và ẩm tà tích tụ, làm úng tắc Phế dẫn đến trong Phế có khí úng huyết ứ, ứ nghẽn Phế lạc thì dường lạc tổn thương, huyết sẽ theo đờm mà sinh ho, vả lại phần nhiều thấy đờm ra như nước bọt. Điểm khác nhau của chứng này với các loại hình khác ở khỗ: có kiêm chứng đầy đủ như môi tím tái, sắc mặt tối trệ, quầng mắt thâm, lưỡi có ban tía, mạch Huyền sắc. Dùng phương Kim thủy Lục quân gia các loại thuốc hoạt huyết chỉ huyết.

Trích dẫn y văn

Mạch của Thận Túc Thiếu âm… bị bệnh thì đói mà không muốn ăn, mặt sạm như tro bụi, khạc nhổ ra huyết thở suyễn hổn hển (Kinh mạch – Linh khu).

Khái huyết không tĩnh dưỡng không xong, không thể dựa hoàn toàn vào điều trị; bệnh nào cũng thế cả, đó là điều nên thận trọng (Y học lục yếu).

0/50 ratings
Bình luận đóng