II. PHÂN LOẠI
1. Những glycosid tương tự như amygdalin, khi thủy phân cho mandelonitril hoặc dẫn chất hydroxy của mandelonitril. Mandelonitril có 1C bất đối nên có một đồng phân quay trái, 1 đồng phân quay phải và 1 đồng phân racemic:
– (R) Prunasin (= (–) Mandelonitril b-D- glucosid) có trong lá quế đào – Prunus laurocerasus L.
– (S) Sambunigrin (= (+) Mandelonitril b- D -glucosid) có trong Sambucus nigra L.
– Prulaurasin (= (±) Mandelonitril b- D – glucosid) có trong lá quế đào. Prunasin và sambunigrin dưới tác dụng của Ba(OH)2 hoặc calcicarbonat thì chuyển thành đồng phân racemic prulaurasin.
– Một số glycosid khác:
2. Những glycosid tương tự như linamarin (chất độc của sắn = khoai mì). Glycosid loại này cho một ceton khi thủy phân.
3. Glycosid có vòng cyclopenten ví dụ gynocardin.
4. Pseudocyanogenic glycosid.
Các glycosid này không cho HCN khi thủy phân bằng acid hoặc bằng emulsin nhưng khi tác dụng bởi NaOH thì có HCN giải phóng. Ví dụ macrosamin (vị trí oxy dính váo nitơ chưa xác định)
https://hoibacsy.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ và cs. (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.