Khi cơ tim bị thiếu máu biểu hiện trên lâm sàng bằng những cơn đau thắt ngực (ĐTN), đôi khi chỉ biểu hiện trên ECG.

CHẨN ĐOÁN: ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH (ĐTNOĐ) (Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính hay suy vành)

Chẩn đoán cơn đau thắt ngực điển hình gồm 3 yếu tố:

Đau thắt ngực sau xương ức, lan lên cổ, vai tay trái có thể xuống tới ngón 4-5, hàm dưới, thượng vị, sau lưng với tính chất (thắt lại, nghẹt, rát, đè nặng, cảm giác buốt. Đôi khi khó thở, mệt, nhức đầu buồn nôn và vả mồ hôi …) và thời gian điển hình là vài phút nhưng không quá 20 phút.

Xuất hiện khi gắn sức hoặc cảm xúc   Giảm đau khi nghỉ hoặc dùng nitrate

ĐTN không điển hình chỉ gồm 2 yếu tố trên.

Không phải ĐTN chỉ có một yếu tố hoặc không có yếu tố nào nói trên.

  • ECG: thay đổi của ST và T: ST , T âm hoặc dẹt. Đôi khi ST  , T cao nhọn đối xứng. Tuy nhiên khoảng 60% ĐTNOĐ ECG bình thường.
  • Siêu âm tim : có hình ảnh rối lọan vận động vùng.
  • Có thể chuyển tuyến trên để làm điện tâm đồ gắng sức, xạ hình tim, chụp mạch vành nếu chưa xác định rõ.
*   Chẩn đoán phân biệt:
  • Viêm sụn ức sườn.
  • Viêm thần kinh liên sườn.
  • Viêm loét dạ dày –tá tràng.
  • Viêm thực quản trào ngược hay co thắt thực quản.
  • Đau khớp bả vai cánh
  • Viêm màng ngoài

 

Khi chẩn đoán ĐTNOĐ cần đánh giá yếu tố nguy cơ bệnh ĐMV:
  • Tăng huyết áp
  • Tuổi cao
  • Hút thuốc lá
  • Phái nam, phụ nữ mãn kinh
  • Rối loạn lipid máu
  • Tiền sử gia đình có bệnh ĐMV sớm, nam 55 tuổi, nữ      65 tuổi.
  • Đái tháo đường.

III. XỬ TRÍ:

  • Nghỉ ngơi yên tỉnh, tránh gắng sức, tránh những kích thích không cần thiết
  • Aspirin 75- 325 mg/ ngày. Nếu không dung nạp aspirin thì dùng clopidogrel 75mg/ngày.
  • Chẹn

Bisoprolol 5-10mg                   1 lần/ngày Metoprolol 50- 200mg           1 lần/ngày

Carvedilol 12.5- 25mg chia 2 lần/ngày

Nebividol  2,5- 10mg             1 lần/ngày.

* Có thể phối hợp thêm ivabradine( procoralan) nếu vẫn còn đau thắt ngực và nhịp tim >70 lần /phút với liều: 2,5 – 7,5mg  2 lần/ ngày

  • Hạ lipid máu: khi LDL-C > 100mg%, triglycerid tăng
    • Atorvastatin 10mg – 20 mg/ ngày
    • Rosuvastatin 10mg – 20 mg/ ngày
    • Fenofibrat 200 – 300 mg/ ngày
  • Dãn mạch vành: nitrate có tác dụng kéo dài như Isosorbid mononitrat 60mg (ISMN 60mg) /ngày, nitroglycerin : 2,5-6,5mg ×2-3 lần/ ngày.
  • Có thể dùng ức chế canxi có tác dụng kéo dài (nifedipin retard, amlodipin, diltiazem) nếu có kèm THA hoặc có chống chỉ định ức chế
  • Dùng thêm ức chế men chuyển nếu có đái tháo đường (ĐTĐ), sau nhồi máu cơ tim, rối loạn chức năng thất trái hoặc tăng huyết áp (THA).
  • Điều chỉnh yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: THA (đưa HA dưới 130/80mmHg, nếu có ĐTĐ thì HA duới 125/80 mmHg), ĐTĐ, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá.
Nếu điều trị nội khoa thất bại, chuyển tuyến để chụp và can thiệp mạch vành

THIẾU MÁU CƠ TIM IM LẶNG

Định nghĩa: Là biểu hiện dấu thiếu máu cơ tim cục bộ trên ECG, mà không biểu hiện cơn đau thắt ngực trên lâm sàng.

Chẩn đoán:

  • Thường được phát hiện qua thăm khám sức khỏe (đo ECG) hoặc trên lâm sàng có biểu hiện của rối loạn nhịp tim (cơn nhịp nhanh hay ngọai tâm thu) mà người bệnh không có biểu hiện ĐTN
  • Theo dõi ECG thấy ST hoặc thay đổi của sóng T thường xảy ra vào buổi sáng.

Xử trí: Tương tự như ĐTNOĐ.

0/50 ratings
Bình luận đóng