Mục lục
MỞ ĐẦU
Trong thực tế, đây là chức năng phối hợp của nhiều cơ quan khác nhau như cảm giác, tiểu não, tiền đình và cơ quan thị giác.
Khám chức năng thăng bằng cần xác định cho được bệnh nhân có bị rối loạn thăng bằng không và bên nào của cơ thể bị rối loạn. Những rối loạn thăng bằng và phối hợp vận động cần được mô tả kỹ, đồng thời kết hợp với chức năng đặc thù của từng cơ quan để chẩn đoán định khu cơ quan đích nào bị tổn thương (cảm giác, tiền đình, tiểu não hay cơ quan thị giác).
Có nhiều phương pháp khám phối hợp vận động và thăng bằng khác nhau, sau đây là một số phương pháp khám hay được ứng dụng.
KHÁM CHỨC NĂNG THĂNG BẰNG
Dáng di hình sao (nghiệm pháp Babinski – Weil)
Cách khám: bệnh nhân nhắm mắt tiến lên 5 bước sau đó lại lùi 5 bước. Bệnh nhân cố gắng đi trên đường thẳng.
Bình thường người ta có thể tiến và lùi như vậy trên một đường thẳng mà không hề bị lệch hướng.
Nghiệm pháp Babinski – Weil dương tính biểu hiện: đường đi mà bệnh nhân vạch ra trên mặt đất tạo thành hình ngôi sao.
Nghiệm pháp dương tính gặp trong hội chứng tiền đình.
Nghiệm pháp Romberg
- Romberg đơn giản:
Cách khám:
+ Thì 1: bệnh nhân đứng thẳng, hai bàn chân chụm vào nhau, hai tay giơ ra trước, các ngón tay xoè ra.
+ Thì 2: bệnh nhân nhắm mắt lại.
- Romberg phức tạp:
Cách khám:
+ Thì 1: bệnh nhân đứng hai bàn chân nối nhau trên đường thẳng, hai tay giơ ra trước, các ngón tay xoè.
+ Thì 2: bệnh nhân nhắm mắt lại.
Bình thường người ta có thể đứng vững vàng trong cả hai thì của nghiệm pháp.
- Nghiệm pháp Romberg dương tính khi:
+ Bệnh nhân không đứng được ở tư thế xuất phát trong thì 1.
+ Bệnh nhân duy trì đựơc tư thế xuất phát khi mở mắt, nhưng khi nhắm mắt bệnh nhân không đứng vững được mà lảo đảo, ngã về một bên. Bệnh nhân ngã về bên nào thì ta nói nghiệm pháp dương tính về bên đó (ví dụ: khi bệnh nhân ngã về bên phải ta nói Romberg (+) về bên phải).
- Nghiệm pháp Romberg dương tính gặp trong:
+ Tổn thương tiền đình: bệnh nhân thường ngã về một bên theo tư thế của đầu.
+ Trong bệnh Tabes: bệnh nhân lảo đảo và ngã khi nhắm mắt.
+ Trong hội chứng tiểu não: bệnh nhân lảo đảo, phải chuyển sang tư thế đứng dạng hai chân nhưng không bị ngã.
- Những điều cần lưu ý khi kiểm tra nghiệm pháp Romberg:
- Các tư thế mà bệnh nhân cần phải đứng trong khi kiểm tra nghiệm pháp Romberg không quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, cần cho bệnh nhân tập đứng trước khi kiểm tra nghiệm pháp và đánh giá kết quả.
- Khi kiểm tra nghiệm pháp Romberg thầy thuốc cần đứng ngay bên cạnh bệnh nhân đề phòng trường hợp bệnh nhân ngã thì đỡ kịp thời.
Nghiệm pháp Foix – Thevenard
Cách khám: bệnh nhân đứng ở tư thế nghiêm, mắt nhắm. Thầy thuốc đẩy đột ngột bệnh nhân về phía sau.
Người bình thường sẽ có phản ứng nâng hai mũi bàn chân lên và đứng trên gót chân để giữ thăng bằng cho cơ thể khỏi ngã.
Nghiệm pháp dương tính biểu hiện bệnh nhân không nâng mũi bàn chân lên khi bị đẩy đột ngột ra sau.
Nghiệm pháp dương tính trong tổn thương tiểu não (khi tổn thương tiểu não một bên, chân bên đó không có phản ứng như ở người bình thường).
KHÁM CHỨC NĂNG PHỐI HỢP VẬN ĐỘNG
Nghiệm pháp ngón tay trỏ – mũi
- Cách khám: bệnh nhân dang rộng hai tay ngang vai, ngón tay trỏ của hai bàn tay duỗi thẳng, các ngón khác nắm lại, sau đó thực hiện động tác đặt đầu ngón tay trỏ lên đỉnh mũi (lần lượt từng bên một) và với những tốc độ thao tác khác nhau. Đầu tiên bệnh nhân thực hiện ở tình trạng mở mắt, sau đó nhắm mắt (hình 2.30a, b và c).
- Bình thường người ta có thể thực hiện được các thao tác trên một cách nhanh nhẹn và chính xác.
- Nghiệm pháp dương tính biểu hiện: ngón tay trỏ không đặt được chính xác lên đỉnh mũi, có thể kèm theo run.
Nghiệm pháp gót – gối (hình 31 a, b và c)
Cách khám: bệnh nhân nằm ngửa, tư thế thoải mái; thầy thuốc giải thích và yêu cầu bệnh nhân thực hiện lần lượt các thao tác nâng cao một chân ở tư thế duỗi thẳng, đặt gót chân bên đó lên xương bánh chè bên đối diện, di gót chân dọc mặt trước xương chày xuống cổ chân rồi đặt chân về vị trí ban đầu (hình 2.31).
Lần lượt thực hiện thao tác đó khi mở mắt và khi nhắm mắt.
– Nghiệm pháp dương tính khi gót chân không đặt chính xác lên xương bánh chè bên đối diện, có thể có kèm theo run khi chạm đích.
- Nghiệm pháp ngón tay trỏ – mũi và nghiệm pháp gót – gối dương tính gặp trong:
+ Tổn thương tiểu não: bệnh nhân thường chỉ quá tầm, (tay trái chỉ quá sang bên phải và ngược lại), thường thường không phải đầu ngón tay mà là đốt 1 hoặc đốt 2 của ngón chạm đích, ngoài ra còn run khi chạm đích, (khi tay càng đưa gần tới đỉnh mũi thì run càng tăng).
+ Tổn thương đường dẫn truyền cảm giác sâu: khi mở mắt bệnh nhân có thể thực hiện được các thao tác đó nhưng khi nhắm mắt thì không làm được.
Nghiệm pháp úp bàn tay
Cách khám: bệnh nhân ngồi, giơ hai tay ra trước, bàn tay để ngửa. Thầy thuốc yêu cầu bệnh nhân úp hai bàn tay và bệnh nhân thực hiện nhanh động tác úp bàn tay đó.
Nghiệm pháp dương tính biểu hiện: tay bên bệnh của bệnh nhân lật úp quá tầm.
Nghiệm pháp lệch ngón trỏ
Cách khám: thầy thuốc giơ hai ngón tay của mình để làm đích, bệnh nhân dùng hai ngón tay trỏ của mình chỉ vào hai ngón tay thầy thuốc, giữ nguyên tư thế đó và nhắm mắt lại.
Nghiệm pháp dương tính biểu hiện: ngón tay trỏ bên bệnh của bệnh nhân bị lệch khỏi ngón tay của thầy thuốc
Nghiệm pháp Stuart – Holmes
Cách khám: bệnh nhân gấp cẳng tay, co mạnh cẳng tay về phía mình. Thầy thuốc cầm cổ tay bệnh nhân, kéo mạnh cẳng tay bệnh nhân về phía ngược lại rồi buông đột ngột.
Người bình thường sẽ hãm và dừng tay mình lại kịp thời khi thầy thuốc buông tay đột ngột.
Nghiệm pháp dương tính biểu hiện: bệnh nhân không hãm tay mình lại kịp thời khi thầy thuốc buông đột ngột, do đỏ tay bệnh nhân đấm vào vai hoặc mặt mình.
Nghiệm pháp dương tính gặp trong tổn thương tiểu não.
Nghiệm pháp Babinski
Nghiệm pháp nhấc bàn chân
Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc giơ tay mình cách mặt giường bệnh khoảng 50cm và yêu cầu bệnh nhân nâng chân (ở tư thế duỗi thẳng) lên chạm tay đó.
Người bình thường thực hiện thao tác này đơn giản.
Nghiệm pháp dương tính biểu hiện: bệnh nhân không thể nâng thẳng chân lên để chạm tay thầỵ thuốc mà phải tuần tự thực hiện các động tác; gấp khớp gối và khớp háng rồi đột ngột duỗi thẳng chân để chạm tay thầy thuốc.
Nghiệm pháp gấp phối hợp đùi và thân
Cách khám: bệnh nhân nằm ngửa, hai tay khoanh trước ngực, thầy thuốc yêu cầu bệnh nhân ngồi dậy.
Nghiệm pháp dương tính biểu hiện: khi bệnh nhân cố gắng ngồi dậy thì chân bệnh nhân nâng khỏi mặt giường nhưng không thể ngồi dậy được.
Nghiệm pháp dương tính gặp trong tổn thương tiểu não: khi tổn thương một bên tiểu não, chân cùng
KHÁM CHỨC NĂNG NIÊN ĐỘNG (ĐIADOCOCINETIQUE)
Nghiệm pháp sấp – ngửa bàn tay liên tục
Cách khám: bệnh nhân ngồi, một tay để ngửạ trước mặt, tay còn lại thực hiện các động tác thay đổi úp rồi ngửa trên bàn tay kia với những tốc độ khác nhau (hình 2.32).
Nghiệm pháp con rối
Cách khám: bệnh nhân ngồi, hai tay giơ ra trước sau đó cùng một lúc hai tay thực hiện các động tác úp rồi ngửa liên tục với tốc độ nhanh nhất.
Kết quả
Cả hai nghiệm pháp trên dương tính khi các động tác được thực hiện vụng về, chậm chạp, thậm chí không thực hiện được (khi đó ta nói rằng bệnh nhân mất liên động).
Các nghiệm pháp trên dương tính khi có tổn thương tiểu não. Tiểu não bên nào tổn thương thì các nghiệm pháp dương tính bên ở bên chi.
CÁC NGHIỆM PHÁP KHÁC
- Nghiệm pháp Foix – Thévenard: bệnh nhân đứng ở tư thế nghiêm, thầy thuốc đẩy bệnh nhân ra phía sau.
- Người bình thường sẽ nhấc hai mũi bàn chân và giữ trụ ở hai gót chân. Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân không nhấc mũi bàn chân.
Nghiệm pháp Garcin: cho bệnh nhân đứng, chân lành trước, chân bệnh sau, thầy thuốc đứng sau đẩy bệnh nhân lao về trước, người bình thường chân sau sẽ bước ra trước. Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân không bước chân sau về phía trước.