Tên khoa học:

Schefflera Octophylla (Lour.) Harms Cây Men – Mosla Dianthera Chi Chân Chim (Schefflera), Loài S. Heptaphylla, Bộ: Hoa Tán (Apiales) Họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae)

Tên khác: Ngũ gia bì chân chim, Cây đáng, Cây lằng

Mô tả:

Ngũ gia bì chân chim
Ngũ gia bì chân chim

Cây cao 2-8 m. Lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 6-8 lá chét hình trứng. Cụm hoa mọc thành chùm tán, hoa nhỏ màu trắng. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu tím đen, trong có 6-8 hạt. Cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và có nhiều ở dãy Nam Trường Sơn. Ngay cả vùng đồng bằng cũng trồng tốt. Gần đây, ngũ gia bì chân chim được xem là cây cảnh đẹp thuộc loại cao cấp, đắt tiền.

Điều kiện sống của cây Ngũ gia bì:

Cây Ngũ Gia Bì ưa thích khí hậu nóng ẩm và chịu bóng, thích ánh nắng và chịu được hạn.
Đất trồng tốt nhất là đất chua và phì nhiêu. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20°C – 30°C. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng, nhu cầu nước trung bình, cây dễ trồng bằng giâm cành, lá xanh quanh năm, là cây nội thất đẹp vì có khả năng chịu bóng tốt.

Hàng tuần cho cây Cây Ngũ Gia Bì – Cây Chân Chim tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 120 phút.

Cụ thể:

Ánh sáng: Ưa bóng bán phần, chỉ cần đảm bảo trong nhà có đầy đủ ánh sáng, mỗi ngày nếu được chiếu sáng khoảng 4 tiếng thì cây sẽ phát triển tốt.

Nhiệt độ: Cây Ngũ Gia Bì – Cây Chân Chim Không chịu được quá lạnh hoặc quá nóng, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp trong khoảng 20°C – 30°C, mùa đông nhiệt độ không được thấp dưới 5°C, nếu không cây sẽ bị rụng lá.

Nước và độ ẩm: Thích hợp với môi trường có độ ẩm không khí cao, độ ẩm của đất tốt, nhưng cây cũng có khả năng chịu đựng khí hậu khô.

Đất và dinh dưỡng: Trộn đất bùn than, đất mùn và đá trân châu với nhau, thêm một lượng nhỏ phân trộn tổng hợp là được.

Phân bón: Mùa hè là thời gian sinh trưởng, nên bón phân cho cây vào thời điểm này để cây phát triển tốt.

Ngũ gia bì gai
Ngũ gia bì gai

Khí vị:

Vị cay, hơi đắng, hơi ôn, không độc, vào kinh Túc thiếu âm và Túc quyết âm, Viễn chí làm sứ, ghét Xà thoát, Huyền sâm.

Chủ dụng:

Trục ứ huyết lâu năm ở da và gân, trừ phong tý thường đau buốt trong chân, chữa 5 chứng yếu liệt, rã rời vì phong, chữa sống lưng đau nhức, bại liệt, chứng sán đau ở bụng, chữa cả tà khí phong hàn thấp, trẻ em xương mêm chậm biết đi, lở loét ác sang ở Hạ bộ, cứng gân, mạnh chân, tăng cường ý chí, bổ ích tinh, làm cho đàn ông cường dương, trị tiểu tiện nhỏ giọt, trừ ung nhọt có trùng ăn ở âm khí đàn bà, khỏi ngứa âm hộ, nhẹ mình sống lâu, trẻ mãi không già, thực là vị thuốc tiên.

Cách chế:

Kỵ sắt, để sống dùng, hoặc tẩm Rượu sấy qua. Thứ cây xanh, đôt trăng, hoa đỏ, vỏ vàng, rê đen, đủ 5 màu sắc của ngũ hành.

Nhận xét:

Ngũ gia bì ở trời thì được khí Thiếu dương là tinh của 5 ngôi sao, ở đất thì được vị của Kim, Hỏa, lá ra 5 cánh, mùi vị cay thì thuộc khí mà hóa đờm, đắng thì cứng gân xương mà thêm tinh, thấm thì trừ được Phong mà thắng thấp, đuổi huyết ứ ở bì phu, khỏi gân xương co quắp. Cho nên có câu : Thà được một nắm Ngũ gia bì còn hơn vàng bạc đầy xe. Nhưng chứng của chân âm của Can và Thận không đầy đủ thì phải dùng kèm với thuốc tư bổ mới được.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

Ngũ gia bì khu phong, thắng thấp lực mạnh, lại hóa được ứ. Đối với các bệnh phong thấp, kinh lạc bị cản trở, gân cốt đau đều nên dùng Ngũ gia bì.

“Trần thị tôn sinh thư”

Bài Ngũ gia bì tán

Dùng Ngũ gia bì phối hợp với Mộc qua, Tùng tiết, Đỗ trọng, Tục đoạn.

Trị gân cốt nhức đau, lưng gối yếu mỏi.

Ngũ gia bì cường Tâm, bổ hư, như:

Bài Phục phương Ngũ gia bì thang

Ngũ gia bì, Đảng sâm, Thái tử sâm, Bạch linh, Trạch tả, Xa tiền tử, Trư linh.

Trị chứỉĩg xung huyết, Tâm lực suy kiệt, tiểu ít, mệt mỏi.

Chữa thủy thũng dùng Ngũ gia bì phối hợp với bài Ngũ bì ẩm (gồm: Tang bì, Trần bì, Sinh Khương bì, Đại phúc bì, Phục linh bì).

“Toàn ấu tâm giám”

Bài Gia bì ngưu tất mộc qua tán

Ngũ gia bì 5đ, Ngưu tất 1,5đ, Mộc qua 1,5đ, cùng tán nhỏ, liều dùng 0,5đ hòa với nước Cơm cho uống.

Chữa trẻ 3 tuổi chưa đi được. Rất hay.

“Hành giản trân nhu”- Hải Thượng Lãn Ông

Bài Gia bì viễn chí tán Ngũ gia bì 4 lạng, Viễn chí 4 lạng. Cùng tẩm Rượu, ủ 1 ngày nếu mùa Xuân, 2 ngày nếu mùa Hạ, 3 ngày nếu mùa Thu, 4 ngày nếu mùa Đông. Phơi khô, tán nhỏ. Liều uổng 12-16g.

Chữa nam, nữ bị cước khí, các khớp xương đều đau do thấp.

“Phụ nhân lương phương”

Bài Âm lãnh phương

Ngũ gia bì 10g, Can Khương 6-10g, Sà sàng tử 10g, Đan sâm 6g, Chung nhũ thạch 6g, Thục địa 8g, Địa cốt bì 10g Thiên môn đông 6g, Đỗ trọng 8g, Rượu 10 ml. sắc, chia uống 3 lần trong ngày (Rượu cho vào nước thuốc).

Ứng dụng lâm sàng:

+ Có tác dụng trị mệt mỏi tốt hơn Nhân sâm. Tăng sức chịu đựng đối với thiếu oxy, nhiệt độ cao, điều tiết rối loạn nội tiết, điều tiết hồng cầu, bạch cầu và huyết áp, chống phóng xạ, giải độc. Ngũ gia bì có tác dụng chống lão suy, tăng thể lực và trí nhớ, tăng chức năng tuyến tình dục và quá trình đồng hoá, gia tăng quá trình chuyển hoá và xúc tiến tổ chức tái sinh (Trung Dược Học).

+ Có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể như tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội bì võng, tăng nhanh sự hình thành kháng thể, làm tăng trọng lượng của lách. Thuôc còn có tác dụngkháng virus, kháng tế bào ung thư, điều chỉnh miễn dịch (Trung Dược Học).

+ Ngũ gia bì có tác dụng an thần rõ, điều tiết sự cân bằng giữa hai quá trình ứ chế và hưng phấn của trung khu thần kinh. Tác dụng hưng phấn của thuốc không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường (Trung Dược Học).

+ Ngũ gia bì có tác dụng kháng viêm cả đối với viêm cấp và mạn tính (Trung Dược Học).

+ Ngũ gia bì có tác dụng gĩan mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành và hạ huyết áp (Trung Dược Học).

+ Thuốc có tác dụng long đờm, giảm ho và làm giảm cơn hen suyễn (Trung Dược Học).

+ Ngũ gia bì có tác dụng chống ung thư (Trung Dược Học).

+ Âm hư hoả vượng: không dùng (Thực Dụng Trung Y Học).

+ Trị phong thấp đau nhức, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, liệt dương: Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 30o một lít, ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 20~40ml vào trước bữa ăn tối (Ngũ Gia Bì Tửu – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị thấp khớp: Ngũ gia bì, Mộc qua, Tùng tiết đều 120g. Tán bột, mỗi lần uống 3~4g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị phụ nữ cơ thể suy nhược: Ngũ gia bì, mẫu đơn bì, Xích thược, Đương quy đều 40g. Tán bột. Ngày uống hai lần, mỗi lần 4g (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

+ Trị gẫy xương, sau khi phục hồi vị trí: Ngũ gia bì, Địa cốt bì đều 40g, tán nhuyễn, Gà 1 con nhỏ, lấy thịt, gĩa nát, trộn đều với thuốc, đắp bên ngoài, bó nẹp cố định, sau một uần, bỏ nẹp đi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị ngực đau thắt, mỡ máu cao: Dùng chất chiết xuất từ Thích Ngũ gia bì (Nam Ngũ gia bì) chế thành thuốc viên ‘Quan Tâm Ninh’. Uống mỗi lần 3 viên, ngày 3 lần, liên tục 1~3 tháng. Đã trị 132 ca ngực đau thắt, có kết quả 95,45%, mỡ máu cao 53 ca, kết quả làm hạ Cholesterol và Triglycerid (Trung Y Dược Học Báo 1987, 4: 36).

+ Trị bạch cầu giảm: dùng Thích Ngũ gia bì trị 43 ca bạch cầu giảm. Kết quả cho thấy so với chứng giảm bạch cầu do hoá liệu, có kết quả tốt hơn (Quảng Tây Y Học Viện Học Báo 1978, 3: 1).

+ Trị bạch cầu giảm: Dùng viên Ngũ gia bì trị 22 ca, có kết quả 19 ca (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1982, 6: 52).

+ Trị nhồi máu não: Dùng dung dịch chíhc Ngũ gia bì 40ml, cho vào 300ml dịch truyền Glucoỳ 10%, truyền tĩnh mạch ngày 1 lần, kèm uống thuốc thang. Theo dõi 20 ca, có kết quả tốt (Cam Túc Trung Y Học Viện Học Báo 1988, 1: 27).

+ Trị huyết áp thấp: Dùng viên Ngũ gia bì, mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, 20 ngày là một liệu trình. Kết quả tốt (Châu Long, Trung Quốc Dược Thành Phẩm Đích Nghiên Cứu 1985, 12: 43).

Tham khảo:

Ngũ gia bì có thể làm mạnh gân xương được là nhờ công năng khu phong, trừ thấp. Khu được tà thì Can Thận mạnh, gân xương được thông. Ngũ gia bì có hai loại, thứ dùng làm thuốc là Nam Ngũ gia bì, có mùi thơm. Cong bắc Ngũ gia bì có độc, khi dùng phải cẩn thận (Thực Dụng Trung Y Học).

+ Ngũ gia bì tuy không có tác dụng thuần bổ nhưng cùng không có hại tổn thương chính khí. Gọi là Ngũ gia bì tửu nên có thể dùng uống lâu dài (Đông Dược Học Thiết Yếu).

0/50 ratings
Bình luận đóng