HỒNG HOA-Carthamus tinctorius L., họ Cúc – Asteraceae

HỒNG HOA Flos Carthami             Bộ phận dùng là hoa của cây hồng hoa – Carthamus tinctorius L., họ Cúc – Asteraceae. Đặc điểm thực vật. Cây thuộc thảo, cao 0,6-1m, mọc 2 năm. Thân có vạch dọc. Lá mọc so le, không có cuống, mép lá có răng cưa thành gai. Cụm hoa hình đầu họp thành ngù. Hoa màu đỏ, hoặc da cam, tràng hình ống, phần trên xẻ 5, 5 nhị màu vàng dính liền thành ống. Lá bắc có gai. Quả đóng có 5 cạnh lồi … Xem tiếp

XẠ CAN-Belamcanda chinensis Lem., họ La-dơn – Iridaceae

XẠ CAN Rhizoma Belamcandae.             Bộ phận dùng là thân rễ cây rẽ quạt hay còn gọi là xạ can – Belamcanda chinensis Lem., họ La-dơn – Iridaceae. Đặc điểm thực vật.             Cây thảo, sống dai, lá mọc thẳng đứng xếp thành 2 dãy, mép lá chồng lên nhau. Bao hoa có 6 bộ phận màu vàng cam điểm những đốm tía. Quả nang hình trứng, hạt xanh đen hình cầu, bóng. Cây mọc hoang và trồng ở nhiều nơi ở nưóc ta.             Thu hái: Thân rễ đào … Xem tiếp

DÂY MẬT-Derris elliptica Benth., họ Đậu- Fabaceae

DÂY MẬT ( Dây thuốc cá) Radix Derris             Bộ phận dùng là rễ cây dây mật – Derris elliptica Benth., họ Đậu- Fabaceae Đặc điểm thực vật.             Loại dây leo to, dài có thể đến 10m. Lá kép lông chim 1 lần lẻ. Lá chét to, khi non mềm. Hoa nhỏ, màu hồng 10 nhị một bó. Quả dẹt dài 4-8cm.             Cây mọc hoang phổ biến ở vùng rừng núi nước ta. Các nước Malaysia, Myanmar, Indonesia, An độ, Srilanka đều có cây mọc hoang và có … Xem tiếp

HẠT CỦ ĐẬU-Pachyrhizus erosus Urb. họ Đậu – Fabaceae

HẠT CỦ ĐẬU Semen Pachyrhizi             Bộ phận dùng là hạt cây củ đậu – Pachyrhizus erosus Urb., = P. angulatus Rich., họ Đậu – Fabaceae. Đặc điểm thực vật.             Cây củ đậu cho ta rễ củ để ăn. Cây leo, lá kép gồm 3 lá chét hình tam giác rộng. Hoa màu tím nhạt mọc thành chùm dài ở kẽ lá. Quả hơi có lông, có khoảng 9 hạt. Mùa có hạt: tháng 11-12. Thành phần hóa học.             Củ tươi có 90% nước, 2,4% tinh bột, 4,5% … Xem tiếp

TÔ MỘC-Caesalpinia sappan L., họ Vang – Caesalpiniaceae

TÔ MỘC Lignum Caesalpiniae             Dược liệu là gỗ phơi khô của cây gỗ vang (hay cây tô mộc) – Caesalpinia sappan L., họ Vang – Caesalpiniaceae. Đặc điểm thực vật.             Cây gỗ cao 7-10m, thân có gai. Lá kép lông chim, gồm 12 đôi lá chét hoặc hơn; lá chét mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Cánh hoa có lông, bầu có lông. Quả dẹt, nở về phía đỉnh và nhô ra thành mỏ, có 4 hạt. Cây mọc hoang và được trồng một số nơi ở … Xem tiếp

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ FLAVONOID

Khái niệm chung về flavonoid Flavonoid là một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật. Hơn một nửa rau quả thường dùng có chứa flavonoid. Flavonoid cũng là thành phần hay gặp trong dược liệu nguồn gốc thực vật. Cho đến nay có khoảng 4.000 chất đã được xác định cấu trúc. Chỉ riêng 2 nhóm flavon và flavonol và với nhóm thế là OH và/hoặc OCH3 thì theo lý thuyết có thể gặp 38.627 chất. Phần lớn các chất flavonoid có màu vàng (Flavonoid do từ flavus … Xem tiếp

KHUNG CỦA FLAVONOID.

A. KHUNG CỦA FLAVONOID.             Người ta xếp vào nhóm flavonoid những chất có cấu tạo khung theo kiểu C6-C3-C6 hay nói cách khác là khung cơ bản gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon.             Đứng về sinh nguyên, người ta xem cấu trúc này gồm hai phần (được theo dõi bằng chất đồng vị): a. C6-C3 (tức là vòng B + 3C) Phần này xuất phát từ acid shikimic dẫn đến các dẫn chất phenylpropan.                                                                                                        Chalcon               … Xem tiếp

PHÂN LOẠI FLAVONOID

B. PHÂN LOẠI FLAVONOID.             Sự phân loại các flavonoid dựa vào vị trí của gốc aryl (vòng B) và các mức độ oxy hoá của mạch 3C. Người ta chia ra: Euflavonoid là các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-2, isoflavonoid có gốc aryl ở vị trí C-3, neoflavonoid có gốc aryl ở vị trí C­-4. Người ta còn phân biệt biflavonoid là những flavonoid dimer, triflavonoid cấu tạo bởi 3 monomer flavonoid, flavolignan là những flavonoid mà phân tử có một phần cấu trúc lignan. 1. … Xem tiếp

Euflavonoid

1. Euflavonoid: Euflavonoid bao gồm các nhóm: anthocyanidin, flavan, flavan 3-ol, flavan 4-ol,flavan 3,4-diol, flavanon, 3-hydroxy flavanon, flavon, flavonol, dihydrochalcon, chalcon, auron. Một số nhóm euflavonoid: Anthocyanidin (= 2 phenylbenzopyrilium) anthocyanidin             Đây là sắc tố rất phổ biến trong thực vật. Từ “anthocyanin” được Marquart đưa ra năm 1895 để chỉ sắc tố màu xanh của cây Centaurea cyanus. Từ anthocyanin do chữ anthos=hoa, kyanos= xanh, về sau dùng để chỉ những sắc tố thuộc nhóm flavonoid có màu xanh, đỏ hoặc tím. Trong cây hầu hết các sắc … Xem tiếp

Isoflavonoid

2. Isoflavonoid: Isoflavonoid bao gồm nhiều nhóm khác nhau: isoflavan, isoflav-3-ene, isoflavan-4-ol, isoflavanon, isoflavon, rotenoid, pterocarpan, coumestan, 3-arylcoumarin, coumaronochromen, coumaronochromon, dihyroisochalcon, homo-isoflavon . Isoflavonoid thường gặp trong họ Đậu – Fabaceae. Isoflavan.             Ví dụ glabridin là một thành phần flvonoid gặp trong rễ cam thảo. Isoflav-3-ene.             Ví dụ glabren cũng có trong rễ cam thảo. Isoflavan -4-ol. (=Isoflavanol)             Ví dụ lapathinol trong cây Polygonum lapathifolium. Isoflavon.             Isoflavon là nhóm lớn nhất của isoflavonoid. Có 364 chất đã biết. Daizein và một số chất khác có trong … Xem tiếp

Neoflavonoid

3. Neoflavonoid. Neoflavonoid chỉ có giới hạn trong một số loài thực vật. 4-arylchroman.             Ví dụ chất brasilin có trong cây tô mộc – Caesalpinia sappan. 4-aryl coumarin.             Ví dụ calophyllolid trong cây mù u * – Calophyllum inophyllum. Ghi chú: dược liệu này được trình bày trong phần “Dược liệu chứa Coumarin” Dalbergion.             Những chất Dalbergion có vòng C mở vòng. Một ví dụ là chất 4-methoxy dalbergion (có 2 đồng phân) có trong một số cây thuộc chi Dalbergia.    https://hoibacsy.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO … Xem tiếp

Biflavonoid và triflavonoid

4. Biflavonoid và triflavonoid:             Những flavonoid dimer và trimer đã có nói đến trong phần flavan-3-ol và flavan 3,4 diol. Những hợp chất đó được gọi là proanthocyanidin. Ở đây là những biflavonoid tạo thành từ flavon, flavanon, dihydroflavonol, chalcon, dihydro chalcon, auron, isoflavon.             Biflavon mà cấu trúc gồm 2 đơn vị flavon được biết trước tiên. Chất điển hình là amentoflavon tạo thành từ 2 phân tử apigenin nối theo dây nối carbon-carbon ở vị trí 3′, 8”.  Amentoflavon   Những dẫn chất khác từ amentoflavon: 7”-methyl … Xem tiếp

Sự phân bố flavonoid trong thực vật

II. Sự phân bố flavonoid trong thực vật:  – Trong thực vật bậc thấp flavonoid ít được gặp. Trong ngành rêu chỉ phát hiện được rất ít chất. Trong dương xỉ số lượng flavonoid ít nhưng đều có mặt các nhóm anthocyanin, flavanon, flavon, flavonol, chalcon, dihydrochalcon. – Ngành hạt trần có khoảng 700 loài, 20 họ, số lượng flavonoid cũng không nhiều nhưng cũng đủ các nhóm anthocyanidin, leucoanthocyanidin, flavanon, flavon, flavonol, isoflavon. Nét đặc trưng của ngành hạt trần có khác thực vật bậc thấp và ngành hạt … Xem tiếp

Tính chất – Định tính flavonoid

III. Tính chất – Định tính.             Các dẫn chất flavon có màu vàng rất nhạt có khi không màu (trường hợp các nhóm OH đã methyl hoá), flavonol vàng nhạt đến vàng, chalcon và auron vàng đậm đến đỏ cam. Các chất thuôc nhóm isoflavon, flavanon, isoflavanon, flavanonol, leuco-anthocyanidin, flavan-3-ol do không có nối đôi liên hiệp giữa vòng B với nhóm carbonyl nên không màu.             Các dẫn chất anthocyanidin thì màu thay đổi tuỳ theo pH của môi trường. Tuy nhiên khi các flavonoid ở trong các … Xem tiếp

Sắc ký flavonoid

IV. Sắc ký.             Có thể tiến hành S.K.L.M hoặc S.K.G. Dưới đây là bảng ghi một số hệ dung môi và chất hấp phụ hoặc chất mang dùng trong sắc ký một số nhóm flavonoid. Sau khi khai triển, phần lớn các flavonoid được phát hiện trên sắc đồ dựa vào màu sắc của chúng ở ánh sáng thường hoặc huỳnh quang ở ánh sáng tử ngoại (365nm) trước và sau khi tác dụng với kiềm (hơ ammoniac). Có thể sử dụng các thuốc thử của nhóm phenol như … Xem tiếp