Quang phổ flavonoid

V. Quang phổ              Quang phổ tử ngoại giúp ích được nhiều trong việc xác định cấu trúc flavonoid (trong giáo trình này chỉ trình bày sơ lược). Trên phổ người ta chia ra 2 băng hấp thu: băng I nằm trong vùng 290nm trở lên và băng II nằm trong vùng 290nm trở xuống. Trong băng I flavon có đỉnh hấp thu cực đại trong vùng 310-350nm flavonol có 3-OH đã thế trong vùng 330-360nm, flavonol có 3-OH tự do thì 350-385nm. Trong băng II thì cả flavon và … Xem tiếp

Định lượng flavonoid

V. Định lượng. Phương pháp cân: Chỉ ứng dụng khi nguyên liệu giàu flavonoid và dịch chiết ít tạp chất ví dụ định lượng rutin trong hoa hòe. Các bước định lượng gồm: a) Loại tạp bằng HCl 0,5% b) Chiết bằng cồn 96o c) Thuỷ phân bằng H2SO4 d) Lọc lấy quercetin, sấy cân rồi suy ra hàm lượng rutin. Phương pháp đo phổ tử ngoại. Dùng phổ từ ngoại, dựa vào độ hấp thu phân tử e hoặc độ hấp thu  E1%1cm ở một l và dung môi … Xem tiếp

Chiết xuất flavonoid

VI. Chiết xuất.             Không có một phương pháp chung nào để chiết xuất các flavonoid vì chúng rất khác nhau về độ tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ. Các flavonoid glycosid thường dễ tan trong các dung môi phân cực, các flavonoid aglycon dễ tan trong dung môi kém phân cực. Các dẫn chất flavon, flavonol có OH tự do ở vị trí 7 tan được trong dung dịch kiềm loãng, dựa vào đó để chiết. Ví dụ để chiết rutin trong hoa hòe ta … Xem tiếp

Tác dụng sinh học của flavonoid

VI. Tác dụng sinh học của flavonoid. + Các dẫn chất flavonoid có khả năng dập tắt các gốc tự do như HO., ROO.. Các gốc này sinh ra trong tế bào bởi nhiều nguyên nhân và khi sinh ra cạnh DNA thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nguy hại như gây biến dị, hủy hoại tế bào, gây ung thư, tăng nhanh sự lão hoá. Thí nghiệm cho thấy khả năng dập tắt của một số flavonoid theo thứ tự: myricetin >quercetin> rhammetin> morin> diosmetin> naringenin> apigenin> catechin> … Xem tiếp

HOA HÒE-Sophora japonica L., họ Đậu – Fabaceae

HOA HÒE Flos Sophorae             Dược liệu là nụ cây hoa hoè – Sophora japonica L., họ Đậu – Fabaceae. Đặc điểm thực vật Cây gỗ, to, cao có thể đến 15m, thân thẳng có chỏm lá tròn. Cành cong queo. Lá kép lông chim lẻ, có 9-13 lá chét hình trứng, đỉnh nhọn, nguyên dài 3cm rộng 1,5-2,5cm. Cụm hoa hình chuỳ ở đầu cành. Tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Quả loại đậu không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt. Phân bố và … Xem tiếp

NHỮNG NGUỒN DƯỢC LIỆU KHÁC ĐỂ CHIẾT RUTIN

NHỮNG NGUỒN DƯỢC LIỆU KHÁC ĐỂ CHIẾT RUTIN Lúa mạch 3 góc Fagopyrum esculentum Moench = Polygonum fagopyrum L., họ Rau răm – Polygonaceae             Đây là một loại cây lương thực, hạt có nhiều tinh bột. Cây thuộc thảo, mọc hàng năm, thân cao có thể đến 80cm. Lá phía dưới có cuống, lá ngọn không cuống, lá hình mũi mác, hình tim phía đáy. Hoa màu trắng hoặc hồng. Cụm hoa là những chùm tụ họp thành ngù. Quả có 3 góc, dài 5-6mm, rộng 2-3mm, màu nâu, … Xem tiếp

DIẾP CÁ-Houttuynia cordata Thunb., họ Lá dấp – Saururaceae

DIẾP CÁ Herba Houttuyniae              Dược liệu là toàn cây dùng tươi hay phới khô của cây diếp cá (còn gọi là ngư tinh thảo, lá dấp) – Houttuynia cordata Thunb., họ Lá dấp – Saururaceae. Đặc điểm thực vật.             Cây thuộc thảo, thân ngầm, rễ mọc ở các đốt. Thân trên mặt đất mọc đứng cao 40cm, có lông. Lá hình tim, mềm nhẵn, mặt dưới tím nhạt, khi vò có mùi tanh như cá do đó có tên là diếp cá hay ngư tinh thảo. Cụm hoa … Xem tiếp

RÂU MÈO-Orthosiphon aristatus (Bl.)-họ Hoa môi – Lamicaeae

RÂU MÈO Herba Orthosiphonis             Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây râu mèo – Orthosiphon aristatus (Bl.) ( = O. grandiflorus Bold. = O. spicatus (Thunb.) Bak. = O. stamineus Benth.), họ Hoa môi – Lamicaeae. Đặc điểm thực vật. Cây thuộc thảo cao 30-60cm, thân có cạnh ít phân nhánh. Lá mọc đối chéo chữ thập, các cặp lá hơi xa nhau, có cuống ngắn (0,5-2cm), phiến lá gần hình thoi, dài 4-8cm rộng 2-4cm, mép lá có răng cưa ở 2/3 phía trên. Ở … Xem tiếp

RAU NGHỄ-Polygonum hydropiper L. họ Rau răm – Polygonaceae

RAU NGHỄ Herba Polygoni hydropiperis             Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của rau nghễ – Polygonum hydropiper L. họ Rau răm – Polygonaceae. Đặc điểm thực vật.             Cỏ mọc hoang, mọc hàng năm, cao đến 70cm. Thân mềm có khía rãnh, phân nhánh, lúc non có màu xanh, khi già màu đỏ, hơi phình lên ở các mấu. Lá mọc ở các mấu, hình mũi mác dài, mềm, có cuống rất ngắn, các lá ở ngọn bé hơn và hẹp hơn lá ở thân. Lá dài … Xem tiếp

NÚC NÁC-Oroxylum indicum Vent., họ Núc nác – Bignoniaceae

NÚC NÁC Cortex Oroxyli             Dược liệu là vỏ thân cây núc nác – Oroxylum indicum Vent., họ Núc nác – Bignoniaceae. Đặc điểm thực vật.             Cây to cao 10m hoặc hơn. Thân nhẵn ít phân nhánh. Vỏ cây màu xám tro. Lá mọc đối, lá kép lông chim 3 lần, dài tới 2m thường tập trung ở ngọn. Gốc cuống lá phình to. Lá chét không bằng nhau, hình trái xoan, mép lá nguyên. Cụm hoa là chùm ở ngọn cành. Hoa to màu nâu xẫm. Đài hình … Xem tiếp

HOÀNG CẦM-Stecullaria baicalensis Georgi, họ Hoa môi – Lamiaceae

HOÀNG CẦM Radix Scutellariae             Dược liệu là rễ cây hoàng cầm – Stecullaria baicalensis Georgi, họ Hoa môi – Lamiaceae Đặc điểm thực vật và phân bố. Cây thuộc thảo, sống nhiều năm, thân có 4 cạnh, lá mọc đối, dài 1,5-4cm, rộng 3-8mm, phiến lá hình mác hẹp, gần như không cuống, mép lá nguyên và có lông. Hoa mọc hướng về một phía ở ngọn. Cứ mỗi nách lá có một hoa. Hoa hình môi, màu xanh lơ. Cây đã được trồng thí nghiệm ở Sapa, chưa … Xem tiếp

KIM NGÂN HOA-Lonicera japonica Thunb. họ Kim ngân – Caprifoliaceae

KIM NGÂN HOA Flos Lonicerae             Dược liệu là nụ hoa có lẫn một số hoa đã nở của cây kim ngân – Lonicera japonica Thunb. hoặc một số loài khác như L. dasystyla Rehd., L. confusa D.C. họ Kim ngân –  Caprifoliaceae. Đặc điểm thực vật. (loài L. japonica Thunb.)             Kim ngân là loại dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9-10m, có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già màu đỏ nâu. Lá hình trứng, mọc đối, phiến lá rộng 1,5-5cm dài 3-8cm. Lá … Xem tiếp

ACTISÔ-Cynara scolymus L., họ Cúc Asteraceae

ACTISÔ Folium Cynarae              Bộ phận dùng làm thuốc là lá của cây actisô – Cynara scolymus L., họ Cúc Asteraceae. Đặc điểm thực vật và phân bố:             Cây thuộc thảo lớn. Vào năm thứ nhất cây có một vòng lá, lá to dài có thể hơn 1m rộng có thể hơn 50cm, lá xẻ sâu thành nhiều thuỳ, màu trắng nhạt ở mặt dưới vì có nhiều lông nhung, gân lá nổi rõ. Vào năm thứ 2 từ giữa vòng lá có thân mọc lên cao đến 1,50m, … Xem tiếp

DÂU-Morus alba L., họ Dâu tầm – Moraceae

DÂU             Nhiều bộ phận của cây dâu tầm – Morusalba L., họ Dâu tầm – Moraceae, được dùng làm thuốc. Dược điển Việt nam ghi 2 bộ phận dùng: vỏ rễ dâu và lá dâu. Đặc điểm thực vật và phân bố.             Cây nhỏ cao 2-3m nếu trồng ở ruộng dâu do thường xuyên hái lá nhưng nếu để cây phát triển lâu năm có thể cao 6-7m hoặc hơn. Lá hình trứng hay chia thuỳ, mọc so le, có lá kèm. Mép lá khiá răng. Hoa đơn … Xem tiếp

Các dược liệu thuộc chi Citrus họ Cam – Rutaceae

Các dược liệu thuộc chi Citrus họ Cam – Rutaceae             Các dược liệu thuộc chi Citrus được trình bày chi tiết trong chương tinh dầu. Ở đây chỉ điểm sơ lược về thành phần flavonoid.             Bộ phận chứa nhiều flavonid thuộc chi Citrus chủ yếu là vỏ quả ngoài, vỏ quả giữa và dịch quả. Các flavonoid của chi Citrus phần lớn thuộc nhóm flavanon như: hesperidin (hesperitin-7-rutinosid), neohesperidin (hesperitin -7- neohesperidosid), naringin (naringenin-7- neohesperidosid), eriodictyosid (eriodictyol-7-rhamnosid), eriocitrin (eriodictyol-7-rutinosid) kèm theo một số dẫn chất flavon như diosmin … Xem tiếp