4. Biflavonoid và triflavonoid:
            Những flavonoid dimer và trimer đã có nói đến trong phần flavan-3-ol và flavan 3,4 diol. Những hợp chất đó được gọi là proanthocyanidin. Ở đây là những biflavonoid tạo thành từ flavon, flavanon, dihydroflavonol, chalcon, dihydro chalcon, auron, isoflavon.
            Biflavon mà cấu trúc gồm 2 đơn vị flavon được biết trước tiên. Chất điển hình là amentoflavon tạo thành từ 2 phân tử apigenin nối theo dây nối carbon-carbon ở vị trí 3′, 8”.
 Amentoflavon
 
Những dẫn chất khác từ amentoflavon:
7”-methyl ether =sosetsuflavon
7,4′-dimethyl ether= ginkgetin
4′,4”’- dimethyl ether= isoginkgetin
7”,4′,4”’- trimethyl ether= kayaflavon
7,4′,7”,4”’- tetramethyl ether amentoflavon.
            Còn nhiều biflavon khác và còn nhiều kiểu dây nối khác: 3-3”, 3-3”’, 5′-8”, 5′-3”’, 6-6”, 6′-6”, 6-8”, 8-8”.
            Giữa 2 đơn vị flavon có thể có dây nôi carbon oxy kiểu 4′-O-6”, 4′-O-8”, 5′-O-4”’, hoặc có 2 dây nối 8-6”’ và 6′-8”.
            Ngoài biflavon còn có biflavanon, bidihydroflavonol, bidihydrochalcon, biauron, biisoflavon. Người ta cũng phân lập được nhiều biflavonoid được cấu thành do 2 đơn phân khác nhóm như flavon-flavanon, dihydroflavonol-flavanon, flavanon-chalcon, flavanon-auron, chalcon-dihydrochalcon, flavon-isoflavon. Dây nối giữa các đơn phân với nhau cũng có thể theo dây nối C-C hoặc C-O-C.
            Một vài chất triflavon cũng được tìm thấy ví dụ một triflavon tạo thành từ 3 đơn vị luteolin dưới đây.
Ngoài ngành hạt trần mà chủ yếu là họ Cupressaceae, người ta còn tìm thấy các biflavonoid trong ngành rêu. Đối với cây có 2 lá mầm thì gặp trong một số họ như Anacardiaceae, Clusiaceae, Euphorbiaceae, Hypericaceae. Đối với cây một lá mầm thì gặp trong họ Iridaceae.
 https://hoibacsy.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại

học Dược Hà Nội

Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

0/50 ratings
Bình luận đóng