CẢI RỪNG BÒ LAN-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

CẢI RỪNG BÒ LAN Tên khác: Hoa tím lông. Tên khoa học: Viola serpens Wall. ex Ging.; thuộc họ Hoa tím (Violaceae). Tên đồng nghĩa: Viola pilosa Blume; thuộc họ Hoa tím (Violaceae). Mô tả: Cây thảo nhỏ, nhiều năm; thân ngắn. Lá chụm nơi đâm rễ; phiến mỏng, có lông mịn, hình tim, gân từ gốc 3, gân phụ hai cặp, mép có răng nằm, cuống dài 5-8cm; lá kèm có rìa lông, nâu đỏ. Cuống hoa dài bằng cuống lá, có 2 tiền diệp ở giữa. Hoa nhỏ, … Xem tiếp

CẦN DẠI-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

CẦN DẠI Tên khác: Vũ thảo. Tên khoa học: Heracleum bivittatum H. Boissieu; thuốc họ Hoa cần (Apiaceae). Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao đến 2m, có lông. Lá to, lá chét mọc đối, lá chét cuối có 3 thuỳ, mép có răng; cuống thành bẹ to ôm thân. Tán kép, tổng bao chung do phiến cao 1cm, tiểu bao của tán nhỏ; cuống hoa dài 1cm; hoa to 7mm, cánh hoa trắng, các cánh hoa ngoài dài hơn các cánh hoa ở phía trong cụm hoa, nhị … Xem tiếp

CÁT ĐẰNG THON-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

CÁT ĐẰNG THON Tên khoa học: Thunbergia laurifolia Lindl.; thuộc họ Dây bông xanh (Thunbergiaceae). Mô tả: Dây leo cao. Lá không lông có phiến bầu dục thon, gốc tù có khi hơi hình tim, mép có răng thưa, cuống 2 -6cm. Chùm hoa thòng dài tới 40-50cm; hoa to 6-8cm, màu lam đậm với tâm trắng hay vàng, nhị 4. Quả nang cao 5-6cm, rộng 1,5cm. Bộ phận dùng: Lá (Folium Thunbergiae Laurifoliae). Phân bố sinh thái: Loài nguồn gốc châu Á nhiệt đới, phân bố ở Ấn Độ, … Xem tiếp

CHẠC BA-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

CHẠC BA Tên khác: Ngoại mộc Nam Bộ, Ngoại mộc nam; (cây) Lù mù. Tên khoa học: Allophylus cobbe (L.) Raeusch.; thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Tên đồng nghĩa: Rhus cobbe L., Allophylus cochinchinensisLecomte., var. Schmidelia racemosaL., nom. Illeg, Allophylus racemosa Mô tả: Cây bụi cao 1-2m, nhánh tròn, có nhiều lỗ bì. Lá có 3 lá chét không lông, màu lục nâu lúc khô, gân phụ 5-6 cặp. Chùm hoa đứng cao 10cm, hoa nhỏ, lá đài xanh; cánh hoa 5, màu trắng, ngắn hơn đài, đầu có 2-3 … Xem tiếp

CHÂU THỤ-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

CHÂU THỤ Tên khác: Châu thụ thơm, Gan tiền thơm, Bạch châu, Thạch nam. Tên khoa học: Gaultheria fragrantissima Wall.; thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae). Mô tả: Cây nhỏ cao 3m, phân nhánh nhiều; cành màu đỏ tía, không lông. Lá có phiến bầu dục tròn hay thon, dài 4-6cm, rộng 1-2cm, mép khía răng, có chấm mờ rải rác ở mặt dưới; gân phụ 5-6 cặp; cuống 5-10mm. Chùm hoa ở nách lá; hoa màu trắng hay vàng; tràng hình lục lạc dài 5mm; nhị 10, bao phấn có … Xem tiếp

CHÓC MÁU-công dụng cách dùng-cây thuốc nam

CHÓC MÁU Tên khác: Chóc máu, Chóp máu Trung Quốc. Tên khoa học: Salacia chinensis L; thuộc họ Dây gối (Celastraceae). Tên đồng nghĩa: Salacia prinoides (Willd) DC. Mô tả: Cây bụi leo cao 1-2m, cành nhỏ có cạnh, màu đỏ nhạt, sau đen dần. Lá mọc đối, hình bầu dục dài 5-11cm, rộng 3-5cm, đầu hơi nhọn, mép nguyên hay có răng cưa, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nâu; 6-7 cặp gân phụ; lá kèm nhỏ. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, mọc 1-2 cái ở … Xem tiếp

COCA-Erythroxylum coca-cây thuốc chiết xuất cocain

COCA Tên khoa học: Erythroxylum coca Lam.; thuộc họ Coca (Erythroxylaceae). Mô tả: Cây bụi cao 1,5-2m. Lá hình trái xoan hay bầu dục, màu xanh lục, đậm, hơi có mũi nhọn, mép nguyên; gân phụ rất mảnh. Cụm hoa xim gồm 3-10 hoa ở nách lá; hoa mẫu 5, màu vàng; 10 nhị sinh sản. Quả hạch ủo có vỏ ngoài nạc, chứa 1 hạt. Bộ phận dùng: Lá (Folium Erythroxyli Coca). Phân bố sinh thái: Cây có nguồn gốc ở các cao nguyên núi Andes của Pêru, được … Xem tiếp

CỎ ĐUÔI CHÓ-Cỏ sâu róm, Cỏ lá dừa-Setaria viridis-Cây thức ăn gia súc

CỎ ĐUÔI CHÓ Tên khác: Đuôi chồn xanh, Cỏ sâu róm, Cỏ lá dừa. Tên khoa học: Setaria viridis (L.) P.Beauv.; thuộc họ Lúa (Poaceae). Tên đồng nghĩa: Panicum viride L., Pennisetum viride (L.) R. Br. Mô tả: Cây thảo hằng năm. Thân cao 10-50cm, mọc đứng hay trải ra, thường phân nhánh ở gốc, hầu như đơn hoặc có nhiều hay ít thân. Lá phẳng, hình dải, có mũi nhọn dài, có lông rải rác ở mặt trên, với mép dày, ráp, dài 10-20cm, rộng 4-15mm, chùy dạng bông, … Xem tiếp

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Xuất bản lần thứ 12. – Hà Nội: y học, 2004. – 1294 trang. “Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi là một nhà nghiên cứu dược liệu nổi tiếng ở nước ta. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Y Dược thời thuộc Pháp (1939 – 1944), ông đã quan tâm đến việc tìm tòi sưu tầm các cây thuốc và động vật làm thuốc có ở Việt Nam sử dụng trong y học cổ truyền. Từ những ngày đầu kháng chiến, dược sĩ Đỗ Tất Lợi … Xem tiếp

Sâm Ngọc Linh: phân biệt thật – giả

Đã có thời điểm rộ lên tin đồn ở huyện Tu Mơ Rông sau cơn bão số 9 núi lở, nhiều nơi công nhân làm đường phát hiện những bãi sâm tự nhiên. Thực ra chỉ là chiêu tung tin vịt để lừa khách hàng mua sâm ngọc Linh giả. Như các bạn đã biết,  sâm Ngọc Linh giả đang tràn lan trên thị trường và được làm với kỹ nghệ rất tinh vi. Để giúp mọi người không mua phải sâm giả, chúng tôi xin tổng hợp một số … Xem tiếp

Lấn cấn tìm giống sâm Ngọc Linh

Xác định cây sâm là lời giải thoát nghèo nhưng đến nay ngành chức năng và huyện Nam Trà My vẫn “lấn cấn” trong việc tìm phương án hiệu quả chuẩn bị nguồn sâm giống cho người dân. Ông Hồ Vũ Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Linh (Nam Trà My), cho biết địa phương hiện đang thiếu giống sâm trầm trọng. Năm 2010, cả xã được cấp 20 nghìn cây giống, trong khi nhu cầu của dân rất lớn. Đất không thiếu, nhưng bà con muốn trồng nhiều … Xem tiếp

BÁCH BỘ

BÁCH BỘ (百部) Radix Stemonae Rễ Bách bộ Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour., họ Bách bộ (Stemonaceae) Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae). Phân bố: Cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta và nhiều nước khác. Ở Trung Quốc vị thuốc Bách bộ còn được khai thác từ các loài S. japonica Miq., S. sessilifolia (Miq.) Franch. et Savat. Mô tả: Cây: Dây leo có thân mảnh, nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc … Xem tiếp

BỎNG NỔ

BỎNG NỔ Cây bỏng nổ Tên khác: Cây nổ, Bỏng nẻ. Tên khoa học: Fluggea virosa (Roxb. ex Willd) Voigt, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao 2-3m. Cành già màu nâu sẫm. Lá mỏng, nguyên, có kích thước và hình dạng thay đổi, thường hình bầu dục, thuôn đầu, nhọn gốc. Lá kèm hình tam giác. Cây đơn tính khác gốc. Cụm hoa ở nách. Hoa đực thành cụm nhiều hoa; hoa cái mọc riêng lẻ hoặc xếp 2-3 cái. Quả nang hình cầu, màu trắng nhạt, … Xem tiếp

Mối nguy hiểm tiềm ẩn trong một số loại dược thảo

Những nhà nghiên cứu của Leeds Universitys school of pharmacy cho biết dược thảo nếu không dùng cẩn thận cũng có thể đưa ra một số ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe mà người tiêu dùng không được khuyến cáo. Họ đã nghiên cứu kỹ năm loại dược liệu phổ biến nhất gồm: linh sâm, cây bạch quả, hoa cúc (tên khoa học Echinacea), tỏi và thảo dược St. John. Nghiên cứu của họ đã cho thấy rằng những loại thảo dược này bán tràn lan mà không có … Xem tiếp

CÂY XẤU HỔ

CÂY XẤU HỔ Herba Mimosae Pudicae Tên khác: Trinh nữ, Cây mắc cỡ, Cây thẹn. Tên khoa học: Mimosa pudica L., họ Trinh nữ (Mimosaceae). Mô tả: Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi, loà xoà trên mặt đất, cao độ 50cm, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn, hai lần, cuống phụ xếp như hình chân vịt, khi dụng chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổi tối cũng cụp lại. Lá chét nhỏ gồm 12-14 đôi. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ … Xem tiếp