DẦU GIUN-Chenopodium ambrosioides

DẦU GIUN Tên khoa học: Chenopodium ambrosioides L. Họ Rau muối – Chenopodiaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây cỏ, sống hàng năm, cao 0,5 – 1m, thân có khía dọc, màu lục hoặc tím tía. Lá mọc so le, khía răng không đều. Hoa nhỏ, tập trung ở kẽ lá. Quả hình cầu, màu lục nhạt. Hạt nhỏ màu đen bóng. Toàn cây có mùi hắc đặc biệt. Cây mọc hoang ở khắp nơi miền đồng bằng, ven các triền sông, miền trung du và miền núi … Xem tiếp

BA KÍCH-Morinda officinalis How. , họ Cà phê – Rubiaceae

BA KÍCH Radix Morindae             Ba kích là rễ phơi hoặc sấy khô của cây ba kích còn gọi là cây ruột gà – Morinda officinalis  How. , họ Cà phê – Rubiaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố             Dây leo nhỏ, sống lâu năm, ngọn  dây non có màu tím, cành non có cạnh. Lá mọc đối hình mác, lá kèm bé. Hoa tập trung ở đầu cành thành tán nhỏ, hoa lúc non màu trắng sau hơi vàng. Đài 2 – 10 nhỏ, còn lại ở … Xem tiếp

Quang phổ flavonoid

V. Quang phổ              Quang phổ tử ngoại giúp ích được nhiều trong việc xác định cấu trúc flavonoid (trong giáo trình này chỉ trình bày sơ lược). Trên phổ người ta chia ra 2 băng hấp thu: băng I nằm trong vùng 290nm trở lên và băng II nằm trong vùng 290nm trở xuống. Trong băng I flavon có đỉnh hấp thu cực đại trong vùng 310-350nm flavonol có 3-OH đã thế trong vùng 330-360nm, flavonol có 3-OH tự do thì 350-385nm. Trong băng II thì cả flavon và … Xem tiếp

KHỈ-Macaca spp. -Họ Khỉ – Cercopithecidae

KHỈ Tại Việt Nam có 5 loài khỉ, nhưng phổ biến nhất là: Khỉ vàng, khỉ nước, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn. Khỉ vàng – Macaca mulatta Zimmermann. Khỉ nước – M. fascularis Wroughton Khỉ mặt đỏ – M. arctoides Geoffoy Khỉ mốc – M. assamensis M’ Clelland Khỉ đuôi lợn – M. nemestrina L. Họ khỉ – Cercopithecidae Khỉ vàng Tên khoa học: Macaca muultatta Zimmermann Họ Khỉ – Cercopithecidae Khỉ vàng có kích cỡ trung bình, thân dài 40 – 50 cm, nặng 5 – … Xem tiếp

BÁCH BỘ-Stemona tuberosa Lour., Họ Bách Bộ -Stemonaceae

BÁCH BỘ Tên khoa học của cây bách bộ: Stemona tuberosa Lour., Họ Bách Bộ -Stemonaceae Tên khác: Dây Ba Mươi, Đẹt Ác, Bẳn Sam, Síp (Thái), Chầu Chàng (H’mông), Robat Tơhai, Hiungui (Giarai), Sam Sip lạc (Tày). Đặc điểm thực vật Cây: Dây leo, sống nhiều năm, có thân mảnh, nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều rễ củ, nhiều nạc mọc thành chùm, 10-20 hoặc 30 củ (Củ ba mươi), có khi tới gần một trăm củ, dài 15-20cm, rộng 1,5-2cm. Lá mọc đối hay so le, … Xem tiếp

CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP CÁC CHẤT TỪ DƯỢC LIỆU

CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP CÁC CHẤT TỪ DƯỢC LIỆU I.      CHIẾT XUẤT Chiết xuất là phương pháp sử dụng dung môi để lấy các chất tan ra khỏi các mô thực vật. Sản phẩm thu được của quá trình chiết xuất là một dung dịch của các chất hòa tan trong dung môi. Dung dịch này được gọi là dịch chiết. Có ba quá trình quan trọng đồng thời xảy ra trong chiết xuất là: –  Sự hòa tan của chất tan vào dung môi. –  Sự khuyếch tán … Xem tiếp

Beta glucan

1.         Beta glucan 1.1.   Cấu tạo β–D-glycan là những hợp chất có cấu tạo từ rất nhiều phân tử đường dãy D nối với nhau bằng dây nối β–D-glycosid, quan trọng hơn cả là (1,3)- β–D-glucan, còn 1,4 – β–D-glucan đã nói đến trong phần cellulose, ngoài ra còn có (1,6)- β–D-glucan. Với các dẫn chất (1,3)- β–D-glucan, phân tử có cấu tạo có thể chỉ là 1 mạch thẳng tạo bởi các liên kết 1→3 hay có thể “phân nhánh” bởi các liên kết 1→6 hay 1→4. Người ta … Xem tiếp

Cellulose

Cellulose             Cellulose là thành phần chính của tế bào thực vật. Trong gỗ chứa khoảng 5% cellulose; sợi bông vải 97-98%; sợi lanh, sợi gai 81-90%, sợi đay 75%, thân cây họ Cói, họ Lúa 30-40%.             Cellulose cũng là một glucosan như tinh bột, phân tử gồm các đơn vị glucose nhưng khác tinh bột ở chỗ dây nối  giũa  các đơn vị glucose  là β 1->4. Khi thuỷ phân không hoàn toàn  thì trong sản phẩm thuỷ  phân có cellotetraose, cellotriose, cellobiose và khi thuỷ phân hoàn  toàn thì … Xem tiếp

SAPONIN TRITERPENOID TETRACYCLIC

2 – Saponin triterpenoid tetracyclic: có 3 nhóm chính: dammaran, lanostan, cucurbit a – Nhóm dammaran an. Phần đường nối vào OH ở cabon số 3 hoặc có khi thêm 1 mạch nữa nối vào OH ở mạch nhánh. (V): Đại diện là các saponin của nhân sâm. Phần aglycon gồm 4 vòng và một mạch nhánh. Khi tác dụng bởi acid thì mạch nhánh đóng vòng tạo thành vòng tetrahydropyran. Bằng các phương pháp đặc biệt để cắt phần đường, người ta đã thu được các genin thật. Hai … Xem tiếp

TÁO NHÂN-Ziziphus mauritiana

TÁO NHÂN Semen Ziziphi Dược liệu là hạt già phơi hoặc sấy khô của cây táo ta – Ziziphus mauritiana Lamk. (=Z.jujuba Lam.), họ Táo ta – Rhamnaceae. Hạt táo đã được ghi vào Dược điển Việt Nam. Trung Quốc dùng hạt của cây Z.jujuba Mill. hoặc Z.vulgaris var. spinosus. Đặc điểm thực vật Cây nhỡ cao 2-4 m có gai, cành nhiều. Lá hình trứng, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới có lông trắng, có 3 gân dọc lồi lên rõ. Hoa màu vàng xanh, mọc thành xim … Xem tiếp

Định lượng tanin bằng phương pháp đo màu với thuốc thử Folin

Phương pháp đo màu với thuốc thử Folin.             Thuốc thử là dung dịch acid phosphowolframic (10g natri wolframat đun 3 giờ với 8ml H3PO4 85% + 15ml nước, gạn lấy dung dịch).             Dịch chiết nước cho tác dụng với thuốc thử trên trong môi trường kiềm natri carbonat. Sau đó xác định mật độ quang của dung dịch màu xanh tạo thành sau 120 giây. Để loại trừ sai số thừa do những chất không phải tanin, người ta tiến hành 2 mẫu: một mẫu thì loại tanin … Xem tiếp

Định nghĩa và phân loại lipid

1. Định nghĩa và phân loại Lipid hay chất béo là sản phẩm tự nhiên có trong động vật và thực vật, có thành phần cấu tạo khác nhau, thường là este của acid béo với các alcol, có tính chất chung là không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ehter, cloroform v.v… không bay hơi ở nhiệt độ thường và có độ nhớt cao. Dựa vào thành phần alcol có thể xếp lipid thành các nhóm sau:          * Alcol là glycerol hay … Xem tiếp

GỪNG-Zingiber officinale

GỪNG Tên khoa học: Zingiber officinale Rosc. Họ Gừng – Zingiberaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1m. Lá mọc so le không cuống, hình mác dài, có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc, dài khoảng 20 cm. Hoa màu vàng. Thân rễ mập, phồng lên thành củ. Gừng được trồng ở Việt Nam và ở nhiều nước trên thế giới: Các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và Úc. Trồng trọt và thu hoạch Gừng được … Xem tiếp

Hồi núi – Illicium griffithii Hook. et. Thom.

19. Hồi núi – Illicium griffithii Hook. et. Thom. Họ Hồi – Illiciaceae – Quả có chứa tinh dầu (1,5%) Thành phần chính là safrol (77,5%). – Lá có chứa tinh dầu ( 3% Thành phần chính của tinh dầu là safrol (Lạng Sơn, Nghệ An), hoặc safrol và methyl eugenol (Lạng Sơn, loại cuống hoa dài), hoặc linalol và safrol (Ninh Bình). – Rễ có chứa tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là safrol (70%). Ngoài ra lá và quả một số loài hồi núi ở Việt … Xem tiếp