I.  ĐẠI CƯƠNG:

  • Rối loạn tiền đình là một trạng thái bệnh lý biểu hiện trên lâm sàng bởi triệu chứng chóng mặt và rối loạn thăng bằng.
  • Nguyên nhân:

+Hội chứng tiền đình ngoại biên: trong mê đạo hoặc sau mê đạo.

+Hội chứng tiền đình trung ương:

  • Ngộ độc Barbiturat
  • Thiểu năng mạch máu thân nền
  • Các khối u

II.  CHẨN ĐOÁN:

* Chóng mặt:

  • Xuất hiện từng cơn một cách đột biến hoặc khi cử động mạnh hoặc khi thay đổi tư thế đầu. Cơn kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
  • Bênh nhân có cảm giác xoay tròn hoặc di chuyển theo một hướng nào đó.
  • Rối loạn thăng bằng: cảm giác bồng bềnh ngồi không vững.
  • Rối loạn giao cảm: xanh tái, toát mồ hôi, buồn nôn, nôn ói, tim đập mạnh.
  • Khám lâm sàng:
  • Dấu hiệu rung giật nhãn cầu (nystagmus) đánh về chiều ngược với bên tai bệnh.
  • Dấu hiệu Romberg nghiêng về tai bệnh.
  • Dấu hiệu nghiệm pháp bước đi hình sao (Test Babinski-Weil) nghiêng về tai bệnh.

III.  ĐIỀU TRỊ:

  1. Nội khoa:
  • Ngưng ngay hóa chất nhiễm độc.
  • Nghỉ ngơi tuyệt đối yên tĩnh.
  • Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu.
  • Thuốc: + Glucose 10% -30%

+ Giãn mạch: Piracetam 12 g truyền tĩnh mạch/ ngày Hoặc Piracetam 400mg 1v x 2 uống/ ngày

Flunarizine 5mg (Sibelium)  1v uống tối Cinnarizin 25mg (Sturgeron) 1v x 3 uống/ ngày

+ Chống chóng mặt: Acetyl DL leucine 500mg (Tanganil) 1v x 3 uống/ ngày Betahistine 16mg 1v x 3 uống/ ngày

Trimetazidine 35mg MR (Vaspycar) 1v x 2 uống/ ngày

  • Hủy mê nhĩ bằng thuốc nếu điều trị các thuốc trên không hiệu quả Gentamycine 0,5-1mg/kg/lần bơm vào hòm nhĩ.
  1. Phẫu thuật:

Chỉ đặt ra khi điều trị nội không thành công.

Các phương pháp phẫu thuật : khoét rộng đá chủm nếu viêm xương chủm.

U dây VIII phối hợp ngoại thần kinh.

Tài liệu tham khảo:

  1. Thực hành TMH – Võ Tấn – NXB Y Học 1982.
  2. Phác đồ điều trị bệnh tai mũi họng 2013 – Bệnh viện tai mũi họng
5/51 rating
Bình luận đóng