Tắc vòi nhĩ gây nghe kém, ù tai và có thể đưa tới viêm tai giữa.

NGUYÊN NHÂN

-Ở trẻ em thường gặp nhất do V. A. quá phát hay viêm mạn.

-Do viêm mũi xoang, nhất là viêm xoang sau mạn mủ.

-Do các u lành hay u ác ở vòm như u xơ hay polyp vòm họng, ung thư vòm (N. P.C), thoái hoá đuôi cuốn dưới…

-Do thay đổi áp lực không khí đột ngột như khi đi máy bay, nhảy cầu, lặn hay làm việc trong buồng khí nén.

CHẨN ĐOÁN

-Ù tai, thường là tiếng trầm.

-Nghe kém thể truyền âm, rõ rệt với các tiếng trầm, thường có tiếng tự vang (nghe tiếng mình nói to, vang hơn).

-Có cảm giác vướng, tức trong tai.

-Khám tai: màng tai lõm vào, mất tam giác sáng, cán búa nằm ngang ra sau và nổi rõ hơn.

-Nghiệm pháp Valsalva (Vanxanva) âm tính.

Cách làm: bệnh nhân bịt chặt 2 lồ mũi, phồng mồm thổi hơi mạnh nhưng phải ngậm miệng để hơi không thoát ra. Nếu không nghe thấy tiếng hơi qua vòi đập vào màng tai là âm tính, do vòi nhĩ bị tắc.

Lưu ý trong các trường hợp mủ đọng ở vòm (do viêm xoang sau, N.p.c…) không nên thổi hơi mà để bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng, nuốt nước bọt, bình thường khí trong thùng tai theo vòi nhĩ đi xuống cùng gây tiếng động ở màng tai, nếu không có tiếng động là âm tính gọi là nghiệm pháp Toonbay.

-Dùng ống bơm hơi Siegle không thấy thay đổi màng tai.

XỬ TRÍ

-Nếu vòi bán tắc hay mới bị do thay đổi áp lực không khí đột ngột có thể tự làm thông vòi bằng cách thổi hơi như làm nghiệm pháp Valsalva nhiều lần.

-Nếu bị tắc phải tiến hành bơm hơi hay nong vòi nhĩ. cần nhớ chỉ được làm thổi hơi hay bơm hơi vòi nhĩ khi không có viêm nhiễm, ứ mủ ở mũi họng.

-Giải quyết nguyên nhân bằng cách loại bỏ các ổ viêm (như nạo V.A….), các yếu tố gây tắc (như cắt bỏ polyp, u xơ vòm họng).

CẦN NHỚ

  1. Hướng dẫn cách tự thổi hơi vòi tai để tự xử trí ngay khi bị tắc vòi do đi máy bay, nhảy cầu, lặn…

Cho ngậm kẹo cứng, chua để phải luôn nuốt làm thông khí vòi tai, tránh bị tắc khi phải làm việc ở nơi thay đổi áp suất: trong chuông khí nén, thợ lặn, leo núi cao, hay đi máy bay.

0/50 ratings
Bình luận đóng