Tên khác: bệnh hay hội chứng Ménière, rối loạn vận mạch mê lộ, chóng mặt do tai.

Định nghĩa

Hội chứng mê lộ, có các cơn chóng mặt xoay tròn, ù tai và điếc dao động.

Căn nguyên

Rối loạn vận mạch dẫn đến tăng áp suất trong mê lộ và làm giãn mê lộ màng (giãn hệ thống nội dịch), xuất hiện thành cơn. Phù nội dịch có thể do xơ vữa động mạch, do rối loạn thần kinh vận mạch, hiếm gặp hơn là do dị ứng thức ăn. Thường là không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng

  • Ù tai, cảm giác đầy tai, thính lực giảm (điếc cảm giác),thường xuất hiện trước cơn chóng mặt.
 Bảng 17.2. Chẩn đoán phân biệt đau tai
TỔN THƯƠNG Ở TAI (ĐAU TAI)1. Tai ngoải:

–  Viêm tai ngoài có hoặc không có chảy nước tai.

–  DỊ vật: nút ráy tai v.v…

–  Eczéma hoặc nhọt ống tai ngoài.

–  Zona tai hoặc zona hạch gối: đau dữ dội, da ống tai ngoài và vành tai nổi mẩn, bị liệt mặt (hội chứng Ramsay Hunt).

–  Viêm sụn hoặc viêm quanh sụn vành tai; đôi khi do chấn thương; thể nguyên phát có thể bị ở cả hai bên và các sụn ở mũi và/hoặc ở họng; đôi khi vành tai bị hoại tử và biến dạng.

2. Tai giữa

–  Viêm tai giữa cấp: có hai thể rất đau:

+ Viêm tai trước hoá mủ, có màng nhĩ trắng, phổng và sắp thủng.

+ Viêm tai do cúm, màng nhĩ có nhiều phỏng nước.

– Tắc ống tai: đau vừa phải nhưng có thể đau nhiều khi lặn hạơc khi máy bay giảm áp đột ngột.

–  Khối u ở tai giữa: đau xuất hiện muộn, trừ trong ung thư tai giữa và u thần kinh dãy thị giác.

–  Viêm dày màng cứng khu trú: do tiếp xúc với chỗ xương bị rạn hoặc một ổ nhiễm khuẩn ở xương. Gây đau tai khó chữa.

VIÊM XƯƠNG CHŨMĐau và sưng ở sau tai; tiền sử bị viêm tai giữa.
ĐAU TAI DO PHẢN XẠ1. Viêm các khớp thái dương – hàm: đau có tiếng rạn vỡ, há miệng bị giới hạn hoặc không há được. Đau có thể lan lên thái dương hoặc hàm trên. Có hội chứng nhiễm khuẩn.

2. Tổn thương ở lân cận: sâu răng ở sâu gây viêm tuỷ răng, viêm họng, áp xe amiđan, tổn thương màn hầu hoặc sàn miệng, viêm xương sàng sau hoặc xoang sàng.

3. Tổn thương tuyến mang tai: nhiễm virus (quai bị), vi khuẩn hoặc khối u.

4. U thần kinh dây thính giác: chỉ cần chạm nhẹ cũng làm đau tăng lên nhiều.

5.  Hội chứng mỏm châm dài: ấn vào vùng trong miệng tương ứng mỏm trâm xương chũm gảy đau chói. Chẩn đoán bằng X quang.

Đau dây thần kinh1.  Đau dây lưỡi – hầu: là hội chứng Jacobson nếu khu trú ở tai. Đau khi ho, ngáp, nuốt. Có thể có cảm giác tai bị nút, ù tai, chóng mặt. Có thể “không rõ nguyên nhân” và thể thứ phát do u trong hộp sọ, u amiđan hay u miệng – hầu.

2. Đau dây thần kinh hạch gối (hiếm).

Đau tai do vận mạch1.  Hội chứng dộng mạch thái dương nông: đau dọc theo động mạch thái dương, thường vùng thái dương bị đỏ và rất ngứa ở vùng tai. Bệnh lành tính, không nên nhầm với bệnh viêm động mạch thái dương của Horton.

2.  Hội chứng dây thần kinh tai – thái dương: thường xuất hiện sau cắt bỏ

tuyến mang tai; có các cơn rối loạn vận mạch ở vùng trước tai, đổ nhiều mồ hôi, nhất là trong bữa ãn.

  • Chóng mặt: cơn chóng mặt dữ dội và kéo dài vài giờ, đôi khi vài ngày. Bệnh nhân nằm nghiêng và tránh cử động đầu. Trong cơn chóng mặt có các triệu chứng thần kinh thực vật (buồn nôn, nôn, toát mồ hôi), sau đó bị suy sụp. Rung giật nhãn cầu, rối loạn thăng bằng và đi lảo đảo có thể kéo dài hơn.

Các thể mạn tính (có những cơn kịch phát liên tiếp) có thể dẫn đến điếc hoàn toàn một bên hoặc hai bên (15% số trường hợp). Nếu bị điếc hoàn toàn hai bên thì các cơn chóng mặt giảm hoặc hết (chóng mặt Ménière bị “hoá lão”).

Xét nghiệm bổ sung: đo thính lực giữa các cơn thấy có điếc dẫn truyền, đường cong dẹt, có hiện tượng bù và nghe đôi (cùng một âm nguồn nhưng mỗi tai lại thấy có độ cao khác nhau). Nghiệm pháp nhiệt để thăm dò mê lộ cho thấy bên bị tổn thương giảm hưng phấn.

Điều trị

  • Điều trị cơn: nằm nghỉ tại giường, phòng không sáng lắm và yên tĩnh. Tuỳ theo trường hợp, dùng kháng histamin, an thần (ví dụ; diazepam 2,5 – 5 mg, 6 giờ một lần), lợi niệư (ví dụ; furosemid, có thể theo đường tĩnh mạch). Châm cứu có thể có tác dụng.
  • Giữa các cơn: chế độ ăn ít muối, lợi niệu, kháng dị ứng, an thần, có thể dùng dihydroergotoxin (tác dụng không chắc chắn).
  • Điều trị ngoại khoa: dành cho các thể có cơn liên tiếp mà điều trị bằng nội khoa không thành công. Cắt dây thần kinh mê lộ, dẫn lưu túi nội dịch hoặc thủ thuật khác tuỳ theo từng trường hợp.

GHI CHÚ – có các hội chứng khác tương tự như chóng mặt Ménière:

HỘI CHỨNG GERLIER HAY CHÓNG MẶT GÂY LIỆT: chóng mặt, đau ở cổ, sụp mi, song thị, bại tạm thời. Chưa rõ nguyên nhân.

HỘI CHỨNG BONNIER: có các rối loạn như trong hội chứng Ménière nhưng có thêm liệt nửa người lần lượt hai bên, buồn ngủ. Hội chứng này do tổn thương nhân tiền đình bên của Deiters và các bó lân cận.

HỘI CHỨNG LERMOYEZ: hội chứng Ménière “đếm ngược”. Hết điếc và ù tai mất khi lên cơn chóng mặt.

CHÓNG MẶT GIẢ MÉNIÈRE HAY CHÓNG MẶT DO RỐl LOẠN THẦN KINH VẬN MẠCH: các rối loạn mê lộ có bản chất là kích thích (tổn thương ở gần), thính giác không bị ảnh hưởng.

0/50 ratings
Bình luận đóng