Chữa bệnh Câm điếc bằng Đông y

Câm điếc thường là di chứng của các bệnh: viêm não, điếc rồi gây câm do nhiễm độc thuốc, một số bệnh bẩm sinh… Sau đây xin giới thiệu một số nguyên tắc và phương pháp chữa bệnh câm điếc. NGUYÊN TẮC CHỮA BỆNH CÂM ĐIẾC Trước hết phải chữa điếc khi nghe được thì chữa câm và chữa câm điếc phối hợp. Phải luyện nói kiên trì, luyện nghe và chữa bệnh bằng các phương pháp đồng thời với nhau. Khi châm cứu lấy huyệt ở vùng tai, vùng … Xem tiếp

Chứng mề đay do thấp nhiệt (Ấn chẩn) và phương thuốc điều trị

Chứng mề đay phát sinh như thế nào? Chứng mề đay trong sách Trung y gọi là “Ấn chẩn”, tên gọi này có trong sách “Tố vấn Tứ thời thích nghịch tùng luận”. Sự sản sinh của mề đay là do thấp nhiệt nội ẩn, lại bị nhiễm phong hàn, uất kết ở cơ phu mà thành. Thông thường người ta cho rằng chứng mề đay cũng rất có quan hệ với sự nhạy cảm của cơ thể đối với loại vật chất nào đó Lúc phát bệnh trên da … Xem tiếp

Đông y chữa các bệnh Chảy máu – xuất huyết

Chảy máu là một triệu chứng do nhiều bệnh và có nhiều cơ chế sinh bệnh gây ra. Chảy máu có thể xẩy ra ở các vị trí khác nhau, ở các tạng phủ khác nhau của cơ thể, phương pháp chữa chảy máu bằng cách phối hợp các thuốc chữa về nguyên nhân gây ra bệnh, về cơ chế bệnh sinh với các thuốc cầm máu đơn thuần sẽ đem lại kết quả tổt hơn. Sau đây xin giới thiệu một cách tổng quát các phương pháp chữa chảy … Xem tiếp

Đông y chữa bệnh tâm thần (tâm thần phân liệt – trầm cảm, hưng cảm)

Các bệnh của tâm thần do y học cổ truyền mô tả trong phạm vi của chứng điên cuồng. Điên là trạng thái trầm tĩnh đần độn tương ứng với thể trầm cảm của bệnh, cuồng là trạng thái kích thích đập phá, đánh người tương ứng với thể hưng phấn của bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh: do tinh thần bị kích động, lo nghĩ giận dữ quá độ gây ra các rối loạn hoạt động của các tạng tâm, can, tỳ, phát sinh ra đàm, nếu đàm khí … Xem tiếp

Chứng phế nuy – phế ung trong đông y và điều trị

Đại cương: “Phế nuy” là lá phổi rũ yếu, giống như cây cỏ bị khô héo không tươi. “Phế ung” là trong phổi có nhọt mủ, ủng tắc không thông. “Phế nuy” và “phế ung”: đều là có nhiệt trong phổi, chứng trạng cũng có chỗ giống nhau. “Phế nuy” thuộc chứng hư, chủ yếu là có nhiệt ở thượng tiêu, nhưng đôi khi cũng có thuộc hư hàn; “phế ung” thuộc chứng thực, do nhiệt làm cho huyết kết lại, tích chứa nung nấu thành ra ung. Hai loại … Xem tiếp

Chứng Nôn mửa (Ẩu thổ) trong đông y và điều trị

Ẩu thổ là do vị mất công năng giáng xuống, vị khí nghịch lên mà sinh bệnh. Người xưa cho là có tiếng có vật là ẩm, có vật không có tiếng là thổ, có tiếng không có vật gì là can ẩu (nên khan). Thực ra thì ẩu và thổ thường thường cùng một lúc cho nên có thể gọi chung là ẩu thổ. Chứng “ẩu thổ” trong sách “Nội kinh” có hàn ẩu và nhiệt ẩu khác nhau. Các y gia đời sau cũng đều thể hội được, … Xem tiếp

Chứng uất trong đông y và điều trị

Chứng uất là chỉ về bệnh tật do tình chí uất ức mà gây ra. Chu Đan Khê nói: “Huyết khí điều hoà thì không có bệnh, một khi uất ức thì mọi bệnh phát sinh”. Và trên quan điểm đó, sáng lập ra 6 chứng uất, đồng thời còn nếu ra 1 cách chính xác là giữa 6 chứng ấy thì trước hết là do khí uất, sau đó thấp, đàm, nhiệt, huyết, thực (đồ ăn) mới uất lại mà sinh ra bệnh. Chứng uất phần nhiều do can … Xem tiếp

Thuốc nam chữa bệnh Sỏi thận – tiết niệu

Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp và hay tái phát, do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu. Các khối sỏi có thể gây đau, tắc đường tiết niệu và nhiễm khuẩn, rất nguy hại cho sức khỏe người bệnh. Mục lục Nguyên nhân Triệu chứng Tiến triển Điều trị Phòng bệnh Đông y thuốc nam chữa sỏi thận tiết niệu Nguyên nhân Bệnh gây ra do nhiều yếu tố: di truyền, các dị dạng bẩm sinh đường niệu, nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống … Xem tiếp

Bệnh loét miệng – nguyên nhân, triệu chứng, điều trị Đông y

Có vài yếu tố làm phát sinh lở miệng như: tâm lý căng thẳng (stress), hành kinh, thiếu vitamin nhóm B, khoáng chất… Nguyên nhân chưa rõ. Triệu chứng lâm sàng: Loét miệng thường  xảy ra ở vùng niêm mạc lỏng lẻo, không bị sừng hóa như: niêm mạc má, môi, sàn miệng, mặt dưới lưỡi và không có giai đoạn mụn nước. Vết loét 1 – 5 mm ở niêm mạc môi, má, lưỡi, nướu răng – hình tròn hoặc bầu dài, đáy lõm, màu vàng, xung quanh là quầng … Xem tiếp

Cục thịt thừa và Phương thuốc điều trị

Loại trừ cục thịt thừa cần phải trị gốc bệnh. Vưu (cục thịt thừa) là một loại bệnh ngoài da. Tên gọi loại bệnh này xuất xứ từ sách “Linh khu – Kinh mạch thiên”. Lại có tên gọi khác là Thiên nhật sang, Chuế vưu và tên gọi thông tục là Hầu tử. Bệnh này phần nhiều thuộc về bệnh độc thông qua sự tiếp xúc truyền nhiễm gây ra những tiểu vưu sinh vật. Từ cách nhìn trên bệnh lý, đó là do can hư huyết táo, gân … Xem tiếp

Bệnh bạch huyết chữa theo đông y

Bệnh bạch huyết là một bệnh mà khả năng chữa bệnh của y học cổ truyền còn gặp nhiều khó khăn. Tài liệu này giới thiệu phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền có tác dụng hạn chế những biến chứng để kéo dài đời sống của bệnh nhân. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN Căn cứ vào các giai đoạn và thể bệnh trên lâm sàng, bệnh bạch huyết được phân loại và chữa như sau: Giai đoạn bệnh bạch huyết cấp Nổi bật có các … Xem tiếp

Đông y chữa bệnh Hysteria

Hysteria cũng như suy nhược thần kinh là 1 bệnh rối loạn thần kinh chức năng do sang chấn tinh thần, hoạt động thần kinh cao cấp quá khẩn trương và do loại hình thần kinh cá thể thuộc loại yếu và thiên về đời sống bản năng gây ra. Bệnh Histeria, được mô tả thuộc phạm vi, chứng uất, tâm quý… của y học cổ truyền biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, phức tạp có nhiều triệu chứng ở những vị trí tạng phủ khác nhau … Xem tiếp

Chứng Hư lao trong đông y và điều trị

“Hư lao” là tên gọi chung của “ngũ lao”, “thất thương” và “lục cực”. Sách “Nam kinh” có nói về chứng hư tổn và định cách chữa chứng này. Sách “Kim quỹ yếu lược” đem chứng này đặt thành một thiên riêng, lại còn bàn rộng, đã có một hướng mới thêm về cách phân biệt mạch chứng và lập phương dùng thuốc thì gọi kim nguyên thì Lý Đông Viên, và Chu Đan Khê đều có ý kiến độc đáo về chứng “lao quyện”, “độc thương”. Đông Viên sở … Xem tiếp

Chứng Hoắc loạn trong đông y và điều trị

Hoắc loạn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Sau khi giải phóng, đảng và chính phủ mở rộng phong trào vệ binh yêu nước, tích cực về phòng bệnh thì bệnh này không còn nữa. Nhưng chứng “hoắc loạn” bàn trong các sách Trung y thì có bao hàm ý nghĩa rộng lớn, như thiên Ngũ loạn, sách “Linh khu” nói: “Thanh khí ở phần âm, trọc khí ồ phần dương… thanh và trọc xúc phạm lẫn nhau làm nhiễu loạn trường vị thành chứng hoắc loạn”. Thiên “Lục … Xem tiếp

Chứng ngược tật (Sốt rét) trong đông y và điều trị

“Ngược” có nghĩa là “khác ngược”, sách “Ngọc án” nói “ngược” có nghĩa là “tàn ngược”, Thuyết Văn nói: “ngược” có nghĩa là nóng lạnh khi phát khi thôi, tên gọi của bệnh “ngược” rất nhiều, có người gọi là “hàn nhiệt vãng lai” hoặc “tỳ hàn”…Trong các sách vở về bệnh “ngược” lưu hành có ghi chép rất ít về nguyên nhân của bệnh “ngược”, có người cho là ngoại cảm, hoặc vì chướng khí, gần đây người ta mới thấy bệnh “ngược” là do ký sinh trùng gây … Xem tiếp