Chảy máu là một triệu chứng do nhiều bệnh và có nhiều cơ chế sinh bệnh gây ra.

Chảy máu có thể xẩy ra ở các vị trí khác nhau, ở các tạng phủ khác nhau của cơ thể, phương pháp chữa chảy máu bằng cách phối hợp các thuốc chữa về nguyên nhân gây ra bệnh, về cơ chế bệnh sinh với các thuốc cầm máu đơn thuần sẽ đem lại kết quả tổt hơn. Sau đây xin giới thiệu một cách tổng quát các phương pháp chữa chảy máu của y học cổ truyền.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Chữa chảy máu do nguyên nhân ứ huyết gây thoát quản

Nguyên nhân: hay gặp ở các trường hợp sang chấn do đụng đập, trĩ, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, do sỏi tiết niệu, rong kinh, rong huyết cơ năng…

Phương pháp chữa: hoạt huyết chỉ huyết (khí ứ chỉ huyết do các thuốc hoạt huyết cầm máu đôi khi có các thuốc hành khí tạo thành),

Bài thuốc:

Bài 1.

Tam lăng                        8 gam                 Bách thảo xương            8 gam

Nga truật                        8 gam                 Bồ hoàng sao               8    gam

Huyết dư                        8 gam                 Ngó sen sao                  8    gam

Bài 2

Tam thất 4 – 8 gam/1 ngày (sao đen tán bột).

Bài 3

Bạch thược                    8 gam                 Bồ hoàng                      8    gam

Đương quy                     8 gam                 Ngẫu tiết                      8    gam

Xuyên khung                 8 gam                 Địa du                          8    gam

Ngẫu tiết có tác dụng cầm máu trong các bệnh chảy máu
Ngẫu tiết có tác dụng cầm máu trong các bệnh chảy máu

Chảy máu do nguyên nhân cơ địa dị ứng nhiễm trùng nhiễm độc gây rối loạn thành mạch

Hay dùng các thuốc thanh nhiệt chỉ huyết phối hợp với thuốc chữa các nguyên nhân gây ra chứng bệnh (huyết hỏa độc, nhiệt độc).

  • Do cơ địa dị ứng gây loạn thành mạch

(Y học cổ truyền gọi là huyết nhiệt)

Nguyên nhân: hay gặp ở các chứng chảy máu cam vô căn ở người trẻ, chảy máu dưới da kiểu Sholein henock…

Phương pháp chữa: Lương huyết, chỉ huyết (gồm các thuốc thanh nhiệt lương huyết chỉ huyết).

Bài thuốc

Sinh địa                        16 gam                 cỏ nhọ nồi                   20 gam

Huyền sâm                   12 gam                 Hoè hoa                      16 gam

Địa cốt bì                     12 gam                 Trắc bá diệp                16 gam

Cỏ nhọ nồi (Hạn liên thảo)
Cỏ nhọ nồi (Hạn liên thảo) có tác dụng cầm máu
  • Do nhiễm trùng gây sung huyết chảy máu

Hoả độc, nhiệt độc, thấp nhiệt, vị nhiệt.

Nguyên nhân: Hay gặp ở các bệnh lỵ trực tràng, lỵ a míp, viêm đường tiết niệu.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt chỉ huyết (dùng các thuốc thanh nhiệt tả toả, thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp phối hợp với các thuốc lương huyết chỉ huyết để chữa).

Bài thuốc

Kim ngân hoa20 gamHoè hoa12 gam
Liên kiều12 gamCỏ nhọ nồi16 gam
Bồ công anh20 gamTrắc bá diệp12 gam
Bài 2
Hoàng bá16 gamTrắc bá diệp16 gam
Hoàng cầm12 gamHoè hoa12 gam
Liên kiều12 gamTỳ giải16 gam
Cỏ nhọ nồi16 gamMộc thông16 gam

(Bài này còn để chữa viêm bàng quang cấp)

  • Do nhiễm trùng, nhiễm độc gây rối loạn thành mạch huyết nhiệt, âm hư, vi nhiệt

Nguyên nhân: hay gặp ở các bệnh truyền nhiễm, ho ra máu do ho chảy máu chân răng.

Phương pháp chữa: Lương huyết, chỉ huyết, tư âm chỉ huyết.

Bài thuốc: Chữa ho ra máu do lao.

Sa sâm16 gamMạch môn12 gam
Cỏ nhọ nồi16 gamThạch mộc12 gam
Trắc bá diệp16 gamHuyền sâm12 gam
A giao12 gam
Chữa chảy máu do bệnh truyền nhiễm
Sinh địa16 gamĐan sâm12 gam
Huyền sâm16 gamCỏ nhọ nồi16 gam
Đan bì8 gamTrắc bá diệp16 gam
Sừng trâu12 gamChi tử12 gam
Xích thược12 gam

Chữa chảy máu chân răng

Hoàng liên                   12 gam                 Huyền sâm                    12 gam

Thăng ma                     12 gam                 Trắc bá diệp                   12 gam

Ngọc trúc                     12 gam                 Thiên môn                     16 gam

Sinh địa                        16 gam                 Thạch cao                      20 gam

Vị thuốc Trắc bá diệp
Vị thuốc Trắc bá diệp

Chảy máu kéo dài do các nguyên nhân

Giảm tiểu cầu, thiểu năng tạo máu của tủy xương nội tiết, huyết tán, Sơ gan v.v… y học cổ truyền gọi là tỳ hư không thống huyết (nhiếp huyết).

Phương pháp chữa: Kiện tỳ nhiếp huyết (dùng các thuốc ích khí kiện tỳ phối hợp với các thuốc cầm máu).

Bài thuốc:

Hoàng kỳ12 gamĐịa du12 gam
Đảng sâm16 gamCỏ nhọ nồì16 gam
Bạch truật12 gamô tặc cốt16 gam
Đương quy8 gamTrắc bá diệp12 gam
Cam thảo6 gam.

 

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Dạng thấp (Scholein – Henock)

Dạng thấp (Scholein – Henock)

  • Nằm nghỉ trên giường vì tư thế đứng dễ gây nên các đợt chảy máu trên da làm tăng khả năng có biến chứng.
  • Chỉ kiêng các thức ăn nghi ngờ gây dị ứng.
  • Chống viêm: Pretnison 1-1,5 mg/kg/24 giờ.

Có tác dụng tốt đối với các triệu chứng toàn thân: sốt, kém ăn mệt mỏi và chống viêm dị ứng (đau khớp, mẩn ngứa da), nhưng ít có tác dụng đối với các đợt chảy máu và viêm thận.

  • Chống nhiễm khuẩn: Penixilin, Streptomixin.
  • Thuốc suy miễn dịch: Chỉ được chỉ định khi có tổn thương ở thận mà điều trị bằng Costicoit không kết quả (6meccaptopurin) có thể dùng Heparin dự phòng và điêu chỉnh bệnh cầu thận trong hội chứng này.

Giảm tiểu cầu, suy tuỷ

  • Trong đợt chảy máu đầu tiên.

Prednison 1,5 mg/kg/ ngày trong 3 – 4 tuần nếu bệnh không đỡ điều trị 1 đợt Prednison với liều 2 – 2,5 mg/kg trong 3 – 4 tuần.

  • Trong thể mạn kéo dài quá 3 tháng.

Dùng Prednison 2-2,5 mg/kg cho đến khi số lượng tiểu cầu trở lại bình thường. Sau đó theo dõi khi tiểu cầu giảm đến mức lại bắt đầu có đợt chảy máu thì dùng Costicoit liều thấp hơn: 1,5 mg/kg.

  • Cắt lách: Chỉ định với những điều kiện

+ Số lượng tiểu cầu luôn dưới 100.000 từ quá 1 năm.

+ Trẻ trên 5 – 10 tuổi để tránh khả năng dễ bị nhiễm khuẩn thăm dò phóng xạ thấy tiểu cầu tập trung ở lách. Nếu không đõ tiếp tục dùng Prednison liều thấp kéo dài hay dùng thuốc giảm miễn dịch phải theo dõi số bạch cầu.

Nếu chảy máu nặng: Cotsicoit nhỏ giọt tĩnh mạch dạng hòa tan trong nước (Presnoh), truyền khối tiểu cầu tươi, truyền máu tươi.

0/50 ratings
Bình luận đóng