Bệnh sốt rét đã được mô tả trong phạm vi chứng ngược tật của Y học cổ truyền. Y học hiện đại đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực phòng và chống bệnh sốt rét.

Sau đây xin giới thiệu cách chữa bệnh sốt rét cho các thể bệnh lâm sàng của Y học cổ truyền.

Y học cổ truyền điều trị bệnh sốt rét

Thể thông thường

Triệu chứng: đầu tiên rét run người, sau đó sốt cao cuối cùng ra mồ hôi, sốt hạ, bệnh có chu kỳ mỗi ngày 1 cơn, hai ngày 1 cơn, ba ngày 1 cơn, nhức đầu, mặt đỏ, lưỡi đỏ, phiền khát muốn uống nước. Rêu lưỡi trắng, mạch huyền.

Phương pháp chữa: hoà giải đuổi tà là chính.

Bài thuốc:

Sài hồ20 gamCam thảo nam12 gam
Rau má16 gamRễ đinh lăng20 gam
Lá tre12 gamGừng6 gam
Bán hạ sao vàng8 gam.
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2.
Thường sơn16 gamThảo quả8 gam
Binh lang8 gamHậu phác8 gam
Thanh bì8 gamTrần bì8 gam
Gừng4 gam
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3.
Cây cam thìa100 gamHạt cau30 gam
Lá thường sơn100 gamVỏ chanh30 gam
Thảo quả80 gamMiết giáp20 gam
Hà thủ ô trắng50 gamCam thảo nam30 gam
Tán bột ngày uống 40 gam (sắc uống)
Bài 4. Bài điều hoà cơ thể chữa sốt rét.
Sài hồ10 gamTrần bì10 gam
Ý dĩ sao10 gamBán hạ chế10 gam
Mạch môn10 gamChỉ xác10 gam
Thanh hao10 gamCam thảo nam10 gam
Tri mẫu20 gamHoàng cầm10 gam
Xạ can 6 gamTô tử10 gam
Hoàng đằng 10 gam
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 5. Viên thường sơn binh lang.
Thường sơn chế 110 gamThảo quả130 gam
Hoàng nàn chế 110 gamHoạt thạch18 gam
Sài hồ khô 110 gamBột hổ100 gam
Binh lang khô 100 gam
Tán bột làm viên 0,25 gam. Ngày dùng 1 – 2 viên.
Bài 6. Tiểu sài hồ thang gia giảm.
Sài hồ 12 gamBinh lang6 gam
Đảng sâm 12 gamThường sơn12 gam
Cam thảo 6 gamHậu phác8 gam
Bán hạ chế 8 gamThảo quả8 gam
Gừng 4 gamĐại táo10 gam
Châm cứu: châm các huyệt Đại truỳ,Đào đạo, Giản sử, Hậu khê, Hợp cốc. Châm trước khi lên cơn 1 – 2 giờ.
Vị thuốc Thường sơn trong điều trị sốt rét
Vị thuốc Thường sơn trong điều trị sốt rét

Thể sốt cao ít rét hoặc không rét

Ôn ngược

Triệu chứng: sốt nhiều, rét ít, hoặc không rét, mồ hôi ra ít, đau các khớp, nhức đầu, khát nước, táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền tế sác.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt, sinh tân dịch, bổ huyết.

Bài thuốc:

Bài 1.

Thạch cao40 gamHuyền sâm12 gam
Quế chi8 gamMạch môn12 gam
Thường sơn12 gamSinh địa12 gam
Đảng sâm12 gamThạch hộc12 gam
Bài 2. Thanh cao miết giáp tiễn.
Thanh cao16 gamSinh địa12 gam
Miết giáp12 gamĐan bì8 gam
Tri mẫu8 gam

Châm cứu: châm Đại truỳ, Đào đạo, Hợp cốc.

Vị thuốc thanh hao hoa vàng
Vị thuốc thanh hao hoa vàng (thanh cao)

Sốt rét Thể rét nhiều

Triệu chứng: sốt ít hoặc không sốt, không khát, ngực sườn đầy tức, mệt mỏi, lưỡi nhạt, rêu mỏng dính, mạch huyền trì.

Phương pháp chữa: tân ôn đuổi tà là chính.

Bài thuốc:

Bài 1:

Quế chi8 gamThảo quả8 gam
Gừng khô8 gamXuyên tiêu8 gam
Qua lâu8 gamBinh lang6 gam
Bài 2.
Sài hồ8 gamQua lâu căn8 gam
Quế chi8 gamMẫu lệ12 gam
Hoàng cầm8 gam

Châm cứu: cứu Đại chuỳ, Đào đạo, Túc tam lý.

Vị thuốc Sài hồ trong bài thuốc chữa bệnh sốt rét
Vị thuốc Sài hồ trong bài thuốc chữa bệnh sốt rét

Thể sốt rét lâu ngày

  • Có lách to

Dùng bài miết giáp tán

Bạch truật12 gamBạch thược9 gam
Hoàng kỳ12 gamCam thảo8 gam
Thảo quả8 gamHậu phác8 gam
Binh lang8 gamGừng8 gam
Xuyên khung8 gamÔ mai8 gam
Thanh bì8 gamMiết giáp16 gam

Tán nhỏ thành bột mỗi ngày sắc uống 40 gam.

  • Thể thiếu máu

Dùng bài Bổ trung ích khí, thêm hà thủ ô, thường sơn, binh lang, thảo quả, quy bản, hậu phác.

Tóm lại phương pháp chữa bệnh sốt rét của Y học cổ truyền lấy phương pháp hoà giải là chính vì Y học cô truyền cho rằng bệnh là do tà khí gây ra ồ kinh thiếu dương đởm.

Ngoài ra thuốc hoà giải biểu lý như sài hồ, hoàng cầm, người ta hay dùng các vị thuốc sau: thường sơn, thảo quả, binh lang, thanh bì, bán hạ,

hậu phác, ô mai, hà thủ ô. Nếu ăn kém, phối hợp với các thuốc kiện tỳ, đảng sâm, ý dĩ, hoài sơn. Nếu thiếu máu đùng các vị thuốc bổ máu: hà thủ ô, tang thầm… lách to dùng miết giáp; sốt cao dùng tri mẫu, thạch cao; lạnh dùng quế chi, gừng, xuyên tiêu…

Y học hiện đại Điều trị sốt rét

  • Điều trị sốt rét thường

Thuốc diệt thể trong hồng cầu Delagin (nivaquin) viên 0,25 gam

Đợt 1: điều trị 4 ngày

Ngày đầu 4 viên chia làm hai lần uống lúc no.

Ba ngày sau mỗi ngày 2 viên chia 2 lần.

Nghỉ 5 – 7 ngày rồi đùng đớt 2.

Đợt 2: Điều trị 3 ngày

Mỗi ngày uống 2 viên chia 2 lần uống 3 ngày liền.

Quinin viên 0,3 gam Đợt 1: 7 ngày

Mỗi ngày 4 viên chia 2 lần. Nghỉ 4 ngày rồi dùng đợt 2.

Đợt 2: 4 ngày

Mỗi ngày 4 viên chia 2 lần. Những người hay tái phát có thể dùng đợt 3 liều như đợt 2.

Thuốc phối hợp:

Đợt 1 – 5 ngày, đợt 2 – 4 ngày.

Đợt 2 : Nivaquin 0,10: 6v – 6v – 3v – 3v – 3v.

pyritharain 6 ngày 4v – 4v – 0 – 0 – 0 – 0

Nghỉ 5 – 7 ngày rồi dùng đợt 2 (thuốc chia 2 lần uống lúc no).

Đợt 2: 4 ngày.

Nivaquinin 0,10 gam: 3v – 3v – 3v – 3v pyrimetthamin 6 mg: 4v – 4v – 0 – 0

  • Điều trị sốt rét ác tính

Phải xử trí sớm kịp thời tại cơ sỏ điều trị quinin 0,50 gam tiêm bắp thịt và nhỏ giọt tĩnh mạch cùng với dung dịch NaCl, cấm tiêm thắng vào tĩnh mạch.

24 giờ dùng 2-2,5 gam (cả bắp thịt và truyền tĩnh mạch tuỳ theo thể trạng yếu hay khoẻ).

Liều tối đa đưa vào đường tĩnh mạch trong 24 giờ là 1 gam.

Mỗi lần 0,25 gam cách nhau 4 giờ.

Trước khi tiêm quinin cần tiêm trợ tim đề phòng quiĩiin gây tụt huyết áp.

Không dùng quinin trong thể đái ra huyết cầu tố mà thay bằng cloroquin, quinacrin.

Chữa các triệu chứng

Giảm phù não, chống sốc, kháng histamin, truyền dịch có phân tử cao, tiếp muối, chống toan hoá, an thần, đề phòng truỵ tim mạch.

Chế độ ăn, cho ăn sữa qua ống thông nếu bệnh nhân hôn mê.

Cho các loại vitamin.

Chú ý

Dùng nivaquin tiêm bắp hoặc hoà vào dung dịch NaCl truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm.

Liều lượng: Không quá 0,6 gam/24 giờ.

Dùng quinacrin chỉ được tiêm bắp, không được tiêm tĩnh mạch.

Liều không quá 60 gam/24 giờ.

0/50 ratings
Bình luận đóng