TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh giun kim là oxyuris ( enterobius vermicularis).Đó là một loại giun tròn, nhỏ, mỏng, kích thước 9-12mm (giun cái) và 2-5mm (giun đực). Ký sinh ở đoạn cuối ruột non và đoạn trên ruột già của người.

Người bị lây do ăn phải trứng đã phát triển có ấu trùng linh hoạt. Vào đến ống tiêu hoá, ấu trùng này thoát ra khỏi trứng. Giun kim non bám vào niêm

mạc ruột người nhờ tác động ép của thành ống thực quản của chúng, ở giun cái, khi trứng bắt đầu đã trưởng thành, tử cung giun phình to lên sẽ đè vào hành ống thực quản làm mất tác động bám của nó, và sau đó, do ảnh hưởng của nhu động ruột, giun cái nhanh chóng đi xuống trực tràng, vừa tích cực bò ra ngoài theo thành trực tràng, vừa đẻ trứng ở vùng quanh hậu môn giữa da và niêm mạc.

Việc bò ra ngoài và đẻ trứng có thể diễn ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường là khi đi ngủ hoặc trong thời gian ngủ, khi trương lực cơ thắt đã yếu đi.

  1. Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng:

Khi giun kim bò và đẻ trứng gây nên cảm giác ngứa và buồn ở quanh hậu môn. Đuôi dài và nhọn của giun cái kích thích và làm tổn thương niêm mạc. Do di chuyển một cách tích cực, giun kim có thể vào âm dạo, tử cung, qua vòi trứng và xoang khung chậu nhỏ. Sau khi đẻ xong hết trứng thì giun cái chết. Còn giun đực chết trong ruột, sau khi đã thụ tinh cho giun cái. Giun kim sống 20-30 ngày. Số giun kim thấy trong ruột người trong một lần có thể lên tới 3.000 con.

Trứng chín ở nếp nhăn hậu môn, ở kẽ móng tay nếu có các điều kiện thuận lợi. ở nhiệt độ 34-36° và độ ẩm trên 70%, sự phát triển của trứng đến giai đoạn ấu trùng linh hoạt sẽ thực hiện trong 4-6 giờ. Trên thực tế các trứng dẻ ra vào buổi tối và ban đêm sẽ chín vào lúc buổi sáng; điều này làm cho người luôn luôn bị tái nhiễm. Cho nên nhiễm giun có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, tuy chu trình phát triển của giun kim rất ngắn (3-4 tuần).

ở nhiệt độ dưới 22° và trên 40°, trứng thối không phát triển được. Trứng giun đã chín có sức chịu đựng lớn: trên quần áo, đồ vật, sàn nhà, chúng sống tươi đối lâu. Nhưng ở điều kiện không thuận lợi, trứng chết nhanh: trứng rất nhạy cảm đối với khô hanh, ở nhiệt độ 10-12° trứng sống 4 tuần. Trứng giun kim (như trứng giun đũa) nhậy cảm dối với phenol 5% và lysol 10%.

  1. Chẩn đoán bằng xét nghiệm:

Việc phát hiện ra trứng giun trong phân chỉ là ngẫu nhiên, vì giun kim không đẻ trứng ở trong ruột, mà ở vùng quanh hậu môn. Thông thường người ta dùng phương pháp cào các nếp nhăn ở hậu môn bằng một que bông, kết hợp với phương pháp cạo trực tràng để phát hiện trứng giun.

Có hiệu quả là phương pháp ban đêm đắp một miếng bông ở vùng hậu môn: buổi sáng sẽ xét nghiệm xem có giun không. Có thể dùng phương pháp rửa hậu môn bằng bút lông và côlôphan.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

Khả năng của trứng giun hoàn thành sự phát triển trong các điều kiện và khí hậu của thân thể con người là nguồn nhiễm giun. Giun kim dẻ trứng ở vùng hậu môn, trứng chín nhanh ở trên cơ thể con người và quần áo, sống dai trong những điều kiện bất lợi của môi trường bên ngoài; tất cả những điều đó làm cho

bệnh giun kim lan truyền không phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu. Do đó bệnh giun kim phổ biến ở những vùng mà không thấy các bệnh giun khác.

Đường lây cơ bản là đưa lên miệng tay bẩn bị nhiễm trứng giun khi gãi ngứa ở vùng hậu môn. Trứng cũng có thể vào miệng khi ăn thức ăn bẩn, khi hít phải không khí bẩn lúc dọn giường chiếu.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Bệnh giun kim phổ biến ở khắp nơi, vì trứng giun phát triển không tuỳ thuộc vào tính chất của đất và khí hậu.

Mức độ mắc bệnh phụ thuộc vào trình độ vệ sinh của dân chúng, cho nên trẻ em thường mắc bệnh nhiều hơn người lớn.

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH

  1. Biện pháp phòng bệnh:

Gồm biện pháp chung và biện pháp cá nhân.

  • Phổi chú ý đến bệnh giun kim trong vệ sinh ăn uống, vì tay của người có bệnh thường làm bẩn thức ăn. Cho nên cần phải định kỳ khám những người phục vụ ở mạng lưới bán thực phẩm, phục vụ nhà ăn bằng cách cạo những chất ở kẽ móng tay.

Trong các nhà trẻ vườn trẻ cũng phải tiến hành khám định kỳ cho các em, cha mẹ các em và những người phục vụ. cần phải giữ gìn sạch sẽ nhà ở, quần áo, đồ chơi, dậy cho các em các tập quán vệ sinh.

  • Biện pháp phòng bệnh cá nhân cơ bản là giữ tay cho sạch sẽ.
  1. Điều trị:

Điều trị bệnh giun kim bằng sunfua, phênothiazin, violetgentian, dịch triết bằng ête từ rễ cây dương xỉ đực (fougère male), piperazin.

Bôi ở vùng hậu môn thuốc mỡ có chứa anesthesin 5%.

Phải tuân theo các biện pháp vệ sinh cá nhân để khỏi bị tự nhiễm. Nếu cả gia đình bị bệnh giun kim, thì cần phải nhất loạt điều trị tất cả mọi người.

0/50 ratings
Bình luận đóng