Nội dung
Khái niệm
Đau răng là chỉ một nguyên nhân nào đó dẫn đến đau nhức răng. Chứng này sách Hoàng đế Nội kinh gọi là “Xỉ thống” Sách Chư bệnh nguyên hậu luận lại đem “Nha” với “Xỉ” bàn riêng. Bề mặt trên là “Nha” bề mặt dưới là “Xỉ” nên mới có các bệnh danh “Nha thống”, “Xỉ thống”, “Nha xỉ thống” khác nhau. Từ đó về sau, trong các sách y học cổ điển, hoặc có chỗ gọi là “Nha thông” hoặc có chỗ gọi là “Xỉ” thông cũng đều là chỉ chứng này.
Khi đau răng, thường kèm theo các biểu hiện, chân răng sưng đau ở mức độ khác nhau vì thế chứng này với chứng chân răng sưng đau có quan hệ chặt chẽ. Chứng “Võ xỉ” (Răng hà, răng sún) trong các sách y học cổ điển mang nhiều các bệnh danh khác nhau như “Võ xỉ”, “Xỉ ngu”. “Nha xỉ trùng”, “Nha trùng”, “Xỉ trùng”, “Xỉ xuẩn”… tình trạng dẫn đến đau răng thường gặp ở các chứng đó cho nên thảo luận chung ở mục này.
Phân tích
Chứng hậu thường gặp
Đau răng do phong nhiệt: Chứng trạng biểu hiện là răng trướng đau, phát nhiệt, hoặc ăn đồ cay nóng thì bênh nặng hơn. Bệnh nhân gặp mát thì bệnh giảm đau, chân răng sưng trướng không nhai được thực vật hoặc quai hàm sưng và nóng, khát nước, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng mà khô, mạch Phù Sác.
Đau răng do phong hàn:Chứng trạng biểu hiện là đau răng có cảm giác buốt, hút hơi lạnh thì thấy đau tăng, nơi đau gặp nóng thì đỡ có lúc sợ phong hàn, không khát, lưỡi đỏ nhạt rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn hoặc Trì Hoãn.
Đau răng do Vị nhiệt: Chứng trạng biểu hiện là đau răng chủ yếu cảm giác là trướng đau, đau buốt óc hoặc chân răng sưng đỏ và trướng, toàn bộ vùng mặt cảm giác nóng, khát nước có lúc muốn uống mát, hơi miệng phả ra nóng và hôi, sợ nhiệt ưa lạnh hoặc môi lưỡi và má sưng đau, đại tiện bí kết tiểu tiện vàng, chất lưỡi hơi đỏ, lưỡi khô, rêu lưỡi vàng, mạch Hồng Sác hoặc Hoạt Sác.
Đau răng do hư hỏa: Chứng trạng biểu hiện là: răng đau âm ỉ, chân răng chồi lên lung lay, môi đỏ má hồng, họng khô mà đau, tâm hoang đầu choáng, hư phiền không ngủ được, lưng và cột sống đau mỏi, lưỡi đỏ ít tân dịch, rêu lưỡi ít, mạch Tế Sác.
Đau răng do khí hư:Chứng trạng biểu hiện là đau răng âm ỉ, xu thế đau dằng dai, chân răng sưng đỏ nhẹ hoặc tuy sưng trướng nhưng không đỏ, sắc mặt trắng bệch, thiểu khí biếng nói, tiếng nói thấp khẽ, mỏi mệt vô lực, hồi hộp tự ra mồ hôi, đầu choáng tai ù, tiểu tiện trong mà đi vặt, thể chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hư Nhược hoặc Hư Đại.
Đau răng do hà răng (Sún răng – Võ xỉ) : Chứng trạng biểu hiện là: răng có lỗ sâu đau buốt lúc phát lúc ngưng, khi nhai đồ vật tác động đến răng thì đau ngay, lưỡi và mạch bình thường.
Phân tích
- Chứng Đau răng do phong nhiệt với chứng Đau răng do phong hàn: Cả hai tuy đều do phong gây bệnh nhưng thuộc tính hàn nhiệt khác nhau, nguyên nhân cơ chế bệnh cũng khác nhau. Chứng Đau răng do phong nhiệt là do tà khí phong nhiệt xâm phạm vào bản thân răng gây nên. Đau răng kèm theo các chứng chân răng sưng mà nóng, khát nước đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng mà khô, mạch Phù Sác, so với chứng Đau răng do tà khí phong hàn xâm phạm vào bản thân răng hình thành chứng Đau răng do phong hàn có chỗ khác nhau rõ rệt như các chứng sợ phong hàn, không khát, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng mạch Phù Khẩn hoặc Trì Hoãn, vả lại tính chất đau răng và xu hướng dịu đau của hai loại khác nhau rất xa. Đau răng do phong nhiệt thì cảm giác trướng đau, gặp nóng thì đau tăng, gặp mát thì đỡ. Đau răng do phong hàn thì cảm giác đau buốt, gặp nóng dễ chịu, gặp lạnh thì đau càng tăng. Đau răng do phong nhiệt điều trị theo phép sơ phong thanh nhiệt giảm đau thường dùng Ngân kiều tán gia giảm để uống trong, bên ngoài thì dùng Bạc hà, Huyền minh tán sát vào chỗ đau. Đau răng do phong hàn điều trị theo phép sơ phong tán hàn giảm đau, thường dùng Tô diệp thang hoặc Ma hoàng phụ tử tế tân thang để sắc uống trong, bên ngoài thì dùng Tế tân tán sát vào nơi răng đau.
- Chứng Đau răng do Vị nhiệt với chứng Đau răng do phong nhiệt: Tuy đều có hiện tượng nhiệt và gần như giống nhau, nhưng Đau răng do phong nhiệt thì kiêm có hiện tượng biểu chứng phong nhiệt mà Đau răng do Vị nhiệt là do bản thân người bệnh vốn thể trạng thuộc nóng lại hay ăn các đồ thơm tho cay nóng, Vị phủ ấp ủ nhiệt theo đường kinh bốc lên gây nên. Biểu hiện là đau răng lại kiêm có các hiện tượng nội nhiệt thực chứng như khát nước hay thích uống, sợ nóng phả ra mồ hôi, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch Hồng Sác hoặc Hoạt Sác. Điều trị theo phép thanh tiết Vị nhiệt và giảm đau thường dùng Thanh Vị tán hoặc Ngọc nữ tiễn lấy Nguyên sâm thay cho Thục địa lại càng hiệu quả nhanh. Ngoài ra, chứng Đau răng do Vị nhiệt khi biện chứng phải tiến thêm bước nữa để biện chứng bệnh ở huyết phận hay khí phận. Như đau răng mà kiêm sưng đỏ xuất huyết là thuộc huyết phận, phương thuốc trên có thể gia giảm Thăng ma, Đan bì khiến cho thấu triệt uất nhiệt ở huyết phận. Nếu răng đau mà chân răng không sưng là bệnh thiên về khí phận vẫn dùng phương thuốc trên gia Kinh giới, Phòng phong, Tế tân để làm tan nhiệt ở khí phận.
- Chứng Đau răng do hư hỏa với chứng Đau răng do khí hư: Cả hai đều thuộc đau răng hư chứng. Đau răng do hư hỏa là do cao tuổi thể trạng yếu, nguyên âtn của Thận suy kém hư hỏa bốc lên. Yếu điểm biện chứng là: răng đau âm ỉ kiêm các hiện tượng Thân âm bất túc hư hỏa bốc lên như răng chồi lung lay gò má đỏ, họng khô, lưng mỏi yếu, lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch Tế Sác… Điều trị phải tư âm bổ Thận thường dùng phương Tả quy hoàn. Đau răng do khí hư phần nhiều do mệt nhọc quá độ, ốm lâu không nuôi dưỡng đầy đủ nên hao thương nguyên khí gây nên. Đau răng dằng dai nhưng không lung lay, cục bộ ít khi sưng đỏ lại không có “Nhiệt tượng” thuộc hư hỏa mà biểu hiện một loạt các dấu hiệu khí hư bất túc như hụt hơi biếng nói mỏi mệt yếu sức tiếng nói thấp khẽ sắc mặt trắng bệch, thể trạng lưỡi bệu nhợt, rêu lưỡi trắng mạch Hư Nhược hoặc Hư Đại, phân biệt hai loại này không khó khăn. Điều trị theo phép bổ khí làm dịu đau thường dùng phương Bổ trung ích khí thang gia Nhục dung, Đan bì, Phục linh, Bạch thược.
- Chứng Đau răng do hà răng (Vỏ xỉ): Bệnh nhân vốn hay ăn đồ béo ngọt nồng hậu hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt nhiều đường, răng bị bẩn, nhiều cặn bã rắt răng đên nỗi bản thân bị nhiễm sâu. Sách Biện chứng lục có nói: “Có nhiều người ăn đồ béo ngọt răng tổn hại sưng đau”. Đau răng hà răng ở thời kỳ đầu chưa hình thành các lỗ sâu gậm nhấm, cục bộ răng có thể xuất hiện mầu đen xỉn hoặc vàng sẫm, lúc này có thể không thấy đau. Tiếp theo hình thành các lỗ nông sâu to nhỏ không đều nhau, bên trong lỗ sâu thường nhét đầy bã đồ ăn. Khi ăn đồ lạnh, nóng, chua và ngọt cũng như khi hút gió thường gây đau. Điều trị theo phép thanh nhiệt giảm đau thường dùng phép chữa bên ngoài là chủ yếu. Bài thuốc chọn dùng vị Xuyên tiêu, Thiêu thạch hôi tán bột viên với mật nhét vào lỗ sâu răng.
Chứng Đau răng có thể xuất hiện cả biểu chứng và lý chứng, nhìn từ bộ vị răng đau nếu đau ở hàm trên phần nhiều trách cứ Túc Dương mình Vị kinh đau ở hàm dưới gần nhiều trách cứ Thủ Dương minh Đại trường kinh. Vì lạc mạch của Vị vào hàm răng trên, lạc mạch của Đại trường vào hàm răng dưới nên mới phân biệt như vây. Trong lâm sàng căn cứ và ố hàn nhiệt hư thực ở tạng nào, kinh nào mà phân tích, lại chú ý vào đặc điểm quy kinh thì hiệu quả càng tốt.
Trích dẫn y văn
– Các bệnh thuộc về hỏa tất xẩy ra bệnh ở cơ nhục và hàm răng hoặc là sưng đau, hoặc là loét nát, hoặc là hôi bẩn rụng răng, hoặc là kẽ răng xuất huyết không dứt đều là bệnh ở kinh lạc mà hàm răng trên là thuộc về Túc Dương minh cố định không lay động, còn hàm răng dưới là thuộc Thủ Dương minh nhai vật gì thì động mà không cố định. Những nơi này gây bệnh phần nhiều là do uống rượu và ăn các thức cao lương nồng hậu đến nỗi thấp nhiệt lưu trữ ở Trường Vị bốc lên vít tắc đường kinh nên có chứng này. Điều trị cần kiêng đồ ăn nồng hậu và thanh tiết hỏa tà là chủ yếu… Còn chứng Đau răng do Thận chủ bệnh không ở đường kinh mà ở nội tạng bởi vì răng là nơi cuối cùng của xương mà xương là do Thận làm chủ cho nên nói Thận suy thì đau răng, tinh bền thì răng chắc. Còn như khi bị bệnh thì răng yếu không chắc, hoặc dễ lung lay hoặc thưa hở, hoặc mọc không đều. Đối với những loại không do sâu làm hại cũng không do hỏa mà làm răng bị bệnh thì tất nhiên là do khí của Thận bất túc, như vậy hoặc là do tiên thiên phú bẩm suy yếu, hoặc là do tiên thiên bạc nhược đều có thể gây nên bệnh vì thế chủ yếu phải tập trung vào bổ Thận (Cảnh Nhạc toàn thư – Xỉ nha).
– Đau mà sưng lắm và không do nóng lạnh là đau răng do phong gây nên, nên dùng Ôn phong tán… không sưng đau nặng ưa uống nước nóng là đau răng do hàn nên dùng phương này lại gia Khương hoạt, Ma hoàng, xuyên Phụ tử để cho ôn tán. cả hai phương mỗi thứ đều uống một nửa, còn một nửa thì để ngậm xúc, chầy được dãi nhớt ra thì rất tốt…. Đối với tất cả các chứng đau răng đều nên dùng Nhất tiếu hoàn tức là dùng 7 hột Xuyên tiêu tán bột, một hột Ba đậu bỏ vỏ nghiền bột, hai thứ trộn lẫn viên với cơm bọc vào bông mà nhét vào chỗ đau, mửa được dãi thì ngừng. Cũng nên dùng cả Ngọc trì tán… cho đến sâu răng cũng nên xúc ngậm viên thuốc này (Y tông kim giám – Tạp bệnh tâm pháp yếu quyết).
– Phương thư chữa đau răng chưa có tài liệu nào dùng đến Giả thạch, Ngưu tất, thế mà tôi từng chữa chứng đau răng lại dùng hai vị ấy mà chữa khỏi, về sau khi nào gặp loại Vị khí không giáng xuống gây nên đau răng, trong bài thuốc điều trị đều dùng hai vị ấy. Trường hợp Dương Minh Vị phủ có thực nhiệt còn gia thêm sinh Thạch cao vài tiền (X học dung trung tham tây lục – Y án).