Các thuốc điều trị tiểu đường (antidiabetica)

Đại cương

Phân nhóm các thuốc điều trị tiểu đường

  • Nhóm dẫn xuất của Sulfonamid:

+ Carbutamid: invenol, nadisan.

+ Tolbutamid: rastinon, artosin, orinase, dolipol.

+ Glycodiazin: redul.

+ Chlopropamid: chloronase, diabetoral.

+ Tolasamid: tolinase, norglycin.

+ Acetohexamid: dimetor.

+ Glibenaclamid: daonil, euglucon 5.

  • Nhóm biguanid:

+ Phenformin: glucopostin, dipar, db – retard, dbi, db. Comb, dib – td.

+ Buformin: silubin, silubin – retard.

+ Metformin: glucophage.

  • Nhóm insulin:

+ Insulin tác dụng nhanh (< 12 giờ).

+ Insulin tác dụng trung bình (12-24 giờ).

+ Depot insulin tác dụng kéo dài (> 24 giờ).

Cơ chế tác dụng và độc tính

Nhóm dẫn xuất của Sulfonamid

  • Tolbutamid:

+ Cơ chế tác dụng của các thuốc nhóm này là khử hạt (degranulation) của tế bào B (đó là biểu hiện hình thái của quá trình giải phóng insụlin), giảm hàm lượng insulin trong tụy; tăng độ lớn, tăng sinh và tăng quá trình phân bào của tế bào B. Giảm giải phóng glucose từ gan do ức chế phân hủy glucogen và ức chế tổng hợp glucose. Thông qua insulin được giải phóng, thuốc có tác dụng chống phân hủy lipid ờ tổ chức mỡ và ở gan. Tác dụng ngoài tụy của thuốc, không phụ thuốc vào insulin, là độc lập tham gia chuyển hóa đường tuy không bằng qua con đường insulin và chuyển hóa lipid. Nói chung tác dụng làm giảm đường máu của thuốc là kích thích tăng tiết insulin.

+ Độc tính của thuốc: độc tính mạn rất ít, hầu như không thấy độc tính khi sử dụng thuốc.

  • Carbutamid:

+ Bên cạnh tác dụng hạ đường huyết, thuốc còn có tác dụng ức chế vi khuẩn với cả Gram âm và Gram dương.

+ Độc tính: ít độc tính cấp, trên thực nghiệm thấy dùng kéo dài có thể có tích mỡ ở gan, thoái hóa ống thận từng ổ, teo ống tinh.

  • Chlorpropamid:

Độc tính: thực nghiệm (với liều cao gấp 20 lần liều điều trị ờ người) cho thấy không có tổn thương gan, cơ quan tạo máu, buồng trứng, tinh hoàn…Trên một số động vật thực nghiệm thấy có triệu chứng thất điều, yếu cơ và với liều cao có thể gây ức chế phát triển.

  • Glibenamid: độc tính: rất ít độc tính cấp và mạn tính,.
  • Glucodiazin: rất ít độc tính.

Nhóm biguanid

  • Đầu tiên các nhóm guanidin được phát hiện thấy có tác dụng hạ đường huyết. Hai thuốc synthalin A và B được sử dụng trên lâm sàng từ những năm 1918, 1926; nhưng do độc tính cao và tác dụng không mong muốn tới hệ tiêu hóa nên chỉ được sử dụng một thời gian ngắn.
  • Các thuốc được sử dụng hiện nay trên lâm sàng thuộc nhóm biguanid đã nêu ở phần 1.1.
  • Độc tính: không thấy có tổn thương các cơ quan cả về đại thể và vi thể. Các biểu hiện lâm sàng, rối loạn định hướng vận động kéo dài, co cứng – co giật và tử vong, sốc hạ đường huyết, toan máu.

Nhóm insulin

  • Lượng insulin có tác dụng sinh học được tính theo đơn vị quốc tế. Một đơn vị quốc tế (1IE) = 0,04167mg insulin đã được rửa hết sức sạch sẽ (1mg insulin = 24IE).
  • Khi sử dụng insulin trong điều trị lâm sàng, các thông tin sau cần được xác định rõ: thời gian tác dụng bắt đầu, tác dụng tối đa của thuốc và thời gian tác dụng của thuốc.
  • Các tác dụng không mong muốn của nhóm insulin có thể là:

+ Hạ đường huyết.

+ Kháng insulin.

+ Dị ứng đối với các phân tử insulin hoặc các chất làm tác dụng kéo dài.

+ Thay đổi da tại chỗ tiêm (teo mỡ hoặc tạo lipom).

+ Phù do insulin.

Tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh

Tác dụng trên trung ương thần kinh

  • Nhóm tolbutamid: có thể gậy ở 1 – 2% số bệnh nhân các triệu chứng như đau đầu, ý thức lơ mơ, ù tai, chóng mặt, thất điều nhẹ và rung giật nhãn cầu. Các triệu chứng thường xuất hiện vào giai đoạn đầu khi mới dùng thuốc, sau đó một thời gian ngắn các triệu chứng tự thuyên giảm mà không cần phải cắt thuốc hoặc cho chỉ định điều trị gì. Không có tổn thương vĩnh viễn.
  • Nhóm cabutamid và chlorpropamid: rật hãn hữu có biểu hiện tác dụng dị ứng trên trung ương thần kinh, trong khi các nhóm dẫn xuất Sulfonamid hạ đường huyết khác thường có tác dụng này.

Tác dụng trên thần kinh ngoại vi, viêm đa dây thần kinh do dị ứng

  • Lâm sàng: dị cảm ở chi và mặt. Những trường hợp rất nặng sẽ có đau đùi, dị cảm, liệt, rối loạn cơ vòng, mất phản xạ hoàn toàn, giảm thị lực, có thể có phù gai thị, chảy máu võng mạc; tiến tới liệt hoàn toàn, mất hoàn toàn cảm giác từ rốn xuống, rối loạn ý thức nặng nề có thể có liệt dây VI và liệt hầu họng có các biểu hiện dị ứng ở da và niêm mạc. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi cắt thuốc.
  • Chẩn đoán phân biệt: viêm đa dây thần kinh do các nguyên nhân khác, đặc biệt viêm da dây thần kinh do bản thân tiểu đường (bệnh nhân mới bị tiểu đường, test dị ứng với carbutamid dương tính, thử ngừng thuốc thấy các triệu chứng thuyên giảm).
  • Điều trị: ngừng ngay thuốc, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bảng lâm sàng mà có thể cho chỉ định dùng kháng histamin, vitamin B – complex liều cao, cho calci và corticoid.
0/50 ratings
Bình luận đóng