Theo Thông tư 08 (năm 2004) của Bộ Y tế định nghĩa: “TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”. Do đó, TPCN khác với thực phẩm thông thường ở chỗ được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi của thực phẩm.

Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Do đó, TPCN có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn các chất dinh dưỡng thông thường và liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí được tính bằng miligram hoặc gram.

Có thể chia TPCN thành 7 loại::

TPCN bổ sung vitamin và khoáng chất (như bổ sung iôt vào muối, vitamin A vào đường, sữa…).

TPCN dạng viên (viên tăng lực, viên canxi đề phòng loãng xương, viên phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, ung thư…).

TPCN “không béo”, “không đường”, “giảm năng lượng” (trà thảo dược…).

Nhóm các loại nước giải khát, tăng lực (bổ sung năng lượng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể khi vận động thể lực, thể thao…).

Nhóm giàu chất xơ tiêu hóa (làm nhuận trường, phòng ngừa sỏi mật…).

Nhóm các chất tăng cường chức năng đường ruột.

TPCN đặc biệt (dành cho phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ ăn giặm, người bị tiểu đường…).

0/50 ratings
Bình luận đóng