Rất nhiều người đều cho rằng sau một ngày làm việc khẩn trương, tắm nước nóng một lúc là người dễ chịu, tiêu trừ được mệt mỏi. Đó là một nhận thức sai lầm.

Trước hết cần nói rõ một chút, “nước nóng” nói ở đây là chỉ “nước nóng” hơi cao hơn nhiệt độ cơ thể 2-3°C, là “nước nóng” cao khoảng 40°c. Đối với những người thích tắm nước nóng, thì nước nóng họ tắm thường là cao tới trên 50°c, có người còn thích ngâm mình trong nước mà bản thân cảm thấy nóng bỏng.

Sự mệt mỏi của con người ta có hai mặt: Một là mệt mỏi ở lớp da thịt bên ngoài chân tay, thân mình. Cơ bắp da thịt sau khi vận động thu co trong thời gian dài sẽ có co giật cơ bắp ở mức độ nhất định và sẽ sản sinh ra hiện tượng lactate lắng đọng ở trong tế bào cơ bắp. Những trường hợp sau khi lao động và vận động mạnh mẽ mà cơ bắp cảm thấy đau mỏi, đó chính là do lượng lớn lactate lắng đọng lại. Còn một loại mệt mỏi khác là chỉ sự mệt mỏi ở các cơ quan nội tạng trong cơ thể và ở hệ thần kinh đại não. Sự mệt mỏi này có quan hệ đến sự thay thế chuyển hóa của oxy, sự cân bằng giữa acid và kiềm, sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài tế bào, đó là một quá trình sinh lí phức tạp. Còn sự uy hiếp của mệt mỏi ở các cơ quan nội tạng trong cơ thể và ở hệ thần kinh đại não đối với sức khỏe cơ thể vượt rất xa mệt mỏi cơ bắp lớp ngoài của tay chân và thân thể.

Nước nóng già dùng để tắm cũng như để ngâm mình trong đó thì sẽ làm cho huyết quản mao dẫn của thân mình, tay chân mở rộng ra. Khi tắm, nếu ngâm mình một lát trong nước nóng, da người sẽ đỏ rực lên, đó chính là do huyết quản mao dẫn ở mặt ngoài cơ thể vốn thu co bịt kín lại nay sinh mở rộng ra. Ngoài ra, dưới sự kích thích của nước nóng, tim sẽ đập nhanh có tính phản xạ, vì thế lượng máu chảy ở tay chân và thân thể tăng nhiều lên, chảy nhanh hơn. Những biểu hiện đó có lợi cho việc giải trừ co giật cơ bắp, giảm thiểu lắng đọng lactate trong tế bào cơ bắp.

Tắm lạnh cũng là một biện pháp giữ gìn sức khoẻ

Song, tổng lượng huyết dịch trong cơ thể là có hạn, huyết dịch chảy vào tầng lớp ngoài của tay chân và thân mình tăng nhiều lên, tất nhiên sẽ làm cho lượng huyết dịch cung cấp cho các cơ quan nội tạng và tổ chức não giảm thiểu. Hơn nữa, nhiệt độ nước quá cao sẽ làm cho mồ hôi toát ra tăng nhiều rõ rệt, vì thế, tổng lượng huyết dịch có phần giảm thiểu, như vậy sẽ giảm thiểu lượng cung cấp máu cho nội tạng và đại não. Điều này rất bất lợi đối với việc tăng nhanh sự tiêu trừ trạng thái mệt mỏi.

Không những như vậy, khi nước nóng quá nhiệt độ cơ thể nhiều tất nhiên làm cản trở sự phát tán nhiệt lượng sản sinh ra trong việc thay thế chuyển hóa trong nội bộ cơ thể, dẫn tới nhiệt độ cơ thể tăng cao, sự phân giải, chuyển hóa tăng lên, lượng tiêu hao oxy trong cơ thể tăng lên, nhiệt sản ra càng nhiều, làm cho nhiệt độ cơ thể ngày càng tăng thêm, hình thành tuần hoàn ác tính. Nhiệt độ cơ thể quá cao lại có thể làm tổn thương màng tế bào hoặc kết cấu trong tế bào, đồng thời có thể ảnh hưởng đến công năng tán nhiệt của con người. Khi tắm nước quá nóng, thường người ta sẽ cảm thấy tức ngực, thở ngắn, váng đầu, tim đập mạnh, hồi hộp. Đó là hiện tượng cơ thể thiếu oxy. Tim đập nhanh do hiện tượng nhiệt sản sinh ra thường sẽ làm cho tim đập tăng lên đến mỗi phút 100-120 lần, thậm chí còn nhanh hơn nữa, vượt quá xa con số 60-80 lần mỗi phút lúc bình thường. Điều này rõ ràng là đã tăng thêm gánh nặng làm việc cho các cơ quan nội tạng như tim.

Những trường hợp thiếu máu, thiếu oxy và tăng thêm gánh nặng cho các cơ quan nội tạng và đại não đều tất sẽ làm cho trạng thái vốn mệt mỏi sẵn càng tăng thêm độ trầm trọng hơn. Rất nhiều người sau khi tẩm nước quá nóng xong mặc dù cảm giác mệt mỏi tay chân có giảm nhẹ đi, nhưng lại có cảm giác toàn thân mệt mỏi, tinh thần không được sảng khoái, váng đầu, buồn ngủ. Nghĩ rằng tắm nước nóng để giải trừ mệt mỏi ở cơ bắp tay chân và thân thể nhưng lại tăng nặng thêm trạng thái mệt mỏi ở các cơ quan nội tạng và ở hệ thần kinh của đại não.

Như vậy là đã vứt bỏ cái gốc, cái cơ bản để truy tìm lấy cái ngọn, cái không phải cơ bản, cái được nhỏ không bù lại được cái mất lớn, có hại nhiều đối với sức khỏe.

Ngoài ra, nước tắm quá nóng sẽ làm cho tinh trùng (tức tế bào sinh sản của nam giới) gặp trở ngại về phát dục, làm cho số lượng tinh trùng, khả năng vận động và khả năng xuyên thủng trứng của tinh trùng hạ thấp rõ rệt, hơn nữa sự tổn thất này có thể kéo dài trong suốt thời gian rất dài về sau. Có những nhà nghiên cứu thực nghiệm của nước ngoài đã từng có báo cáo khoa học: Nếu tắm nước nóng trong bồn tắm trong 1 giờ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh dục của nam giới một thời gian 6 tuần sau. Tắm nước nóng làm cho tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, làm cho đại não và động mạch vành thiếu máu, thiếu oxy, điều này đối với những người trung lão niên bị các bệnh về tim mạch lại càng cực kì nguy hại hơn.

Vậy thì nhiệt độ nước tắm nên thế nào thì vừa độ? Các nhà y học đã chỉ ra: Nhiệt độ nước tắm nên lấy độ nóng không gây cho tim người ta đập nhanh hơn là vừa, nói một cách cụ thể hơn là nhiệt độ nước tắm chỉ cao hơn nhiệt độ cơ thể tí chút từ 38°C-40°C. Trong sinh hoạt hàng ngày, phương pháp đo độ nóng đơn giản dễ làm là lấy tay cho vào nước tắm, nếu thấy nước hơi ấm hơn đôi chút, vừa không cao hơn nhiệt độ cơ thể rõ rệt mà cũng không cảm thấy lạnh là được. Tắm trong bể nước tắm ở độ nóng đó sẽ có ích nhất chống mệt mỏi, làm cho cơ thể khỏe thêm ra.

0/50 ratings
Bình luận đóng