Căn nguyên

NGUYÊN NHÂN TẠI CỘT SỐNG (xương hay sụn lồi vào bên trong lỗ tuỷ):

  • Thoát vị đĩa đệm (xem bệnh này).
  • Hội chứng ống thắt lưng hẹp (gai xương).
  • Ung thư cột sống: thường là khối di căn từ ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tiền liệt v.v… Hiếm khi gặp u ác tính nguyên phát hay thứ phát. Thường đau kiểu đai thắt lưng rất dữ dội và chuyển nhanh sang liệt nửa thân. Hình ảnh X quang rất điển hình: cột sống mò hoặc ngược lại bị sẫm (đốt sống hoá ngà), đôi khi có vết chấm hay bị sụp.
  • Viêm đốt sống nhiễm khuẩn: nhất là do lao (bệnh Pott); cứng một đoạn đốt sống. Chụp X quang cho thấy có hẹp đĩa liên đốt; muộn hơn đốt sống bị phá huỷ và bị gù.
  • Thoái hoá đốt sống cổ.

NGUYÊN NHÂN TRONG CỘT SỐNG

  • Khối u ngoài tủy sống: u xơ, u thần kinh đệm và nhất là u màng não thường khu trú ở vùng lưng, phía sau.
  • Khối u trong tủy sống: hiếm gặp hơn. Hội chứng chèn ép thường không điển hình. Nếu có tắc không hoàn toàn, chụp tủy thấy hình dây hoa (chuỗi hạt).
  • Viêm màng nhện khu trú ở tủy sống: màng nhện bị viêm do chấn thương hay do nhiễm khuẩn hay có vách ngăn và hình thành các nang gây chèn ép tủy sống.
  • Bệnh Hodgkin, u lympho không phải Hodgkin, u tuỷ.
  • Áp xe ngoài màng cứng hay dưới màng cứng: thường do tụ cầu ở một ổ gần (viêm cứng khớp đĩa đệm, áp xe sau phúc mạc, loét do nằm lâu) hay ở xa (nhọt, áp xe răng v.v…).
  • Tụ máu dưới màng cứng hay ngoài màng cứng.

CÁC NGUYÊN NHÂN HIẾM GẶP: viêm cứng khớp do chấn thương (hội chứng Kũmmel-Verneuil). Viêm cứng khớp không do lao (bệnh do brucella, do tụ cầu), bệnh khớp cột sống do giang mai (gôm giang mai), viêm dày phì đại màng não cổ.

Triệu chứng: đau rễ thần kinh thường là triệu chứng đầu tiên, tiếp theo là rối loạn vận động (hội chứng tháp) và ở giai đoạn muộn là các rôl loạn cơ thắt và rối loạn cảm giác. Trong chèn ép tủy sống ở lưng, chỉ có các chi dưới bị ảnh hưởng. Nếu tủy sống cổ bị chèn ép thì cả chi trên và chi dưới đều bị.

ĐAU KIỂU ĐAI THẮT LƯNG: đau ở mức tương ứng với tổn thương thể hiện có kích thích tại chỗ; ho tăng (xem đau lưng).

LIỆT CO THẮT NỬA THÂN: do tổn thương nơron vận động trung ương trên đường đi trong tuỷ. Các cơ bị liệt là các cơ do các đoạn dưới chỗ bị chèn ép chi phối. Trong trường hợp bị chèn ép đột ngột, có thể thấy liệt mềm một thời gian rồi chuyển thành liệt cứng. Khi đã có liệt cứng nửa thân, bao giờ cũng có tăng phản xạ và có dấu hiệu Babinski. Các dấu hiệu này nói lên có hội chứng tháp hai bên.

MẤT CẢM GIÁC CÓ RANH GIỚI TRÊN RÕ: do các đường cảm giác bị gián đoạn ở tuỷ. Tất cả mọi cảm giác đều bị giảm ít hoặc nhiều. Đôi khi có phần ly cảm giác. Xác định ranh giới trên của vùng mất cảm giác cho phép xác định giới hạn trên của chỗ bị chèn ép. Có khi gặp hội chứng Brown-Séquard.

PHẤN XẠ BẢO VỆ: thường rất rõ và trong một số trường hợp có hiện tượng gấp ba lần (xem thuật ngữ này).

Xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm dịch não tủy thấy có các triệu chứng tắc nghẽn trong tuỷ:

  • Nghiệm pháp Queckenstedt: áp suất của dịch não tủy đo khi chọc dò tủy sống ít bị ảnh hưởng khi ép vào cổ.
  • Phân ly albumin-tế bào: protein trong dịch não tủy vượt quá 100mg/100 ml, số lượng tế bào bình thường.
  • Hội chứng Froin: dịch não tủy có màu vàng và tự đông rất nhanh.

Xét nghiệm bổ sung

  • X quang: X quang cột sống cho thấy các khối u hoặc viêm ở cột sống.
  • Chụp cắt lớp (scanner): có ích trong việc phát hiện khối u trong cột sống.
  • Chụp tuỷ: được thực hiện ở một trung tâm chuyên khoa trước khi phẫu thuật, nhằm xác định vị trí chèn ép.

Điều trị

Gỡ bỏ chèn ép bằng phẫu thuật và điều trị nguyên nhân. Nếu bị chèn ép do các khối u di căn, dùng ngay corticoid và trị liệu bằng tia nếu khối u đáp ứng với tia.

GHI CHÚ: chèn ép tủy cấp thường do chấn thương (thoát vị đĩa đệm, gãy cột sống), đôi khi do nhiễm khuẩn (áp xe ngoài màng cứng do tụ cầu). Chèn ép tủy cấp cũng có các rối loạn như chèn ép tủy từ từ nhưng các rối loạn xuất hiện đột ngột.

Điều trị: gỡ bỏ chèn ép ngay, sớm nhất có thể được, trước khi cơ lực bị giảm.

0/50 ratings
Bình luận đóng