CHÈ ĐẮNG

Tên khác: Khổ đinh trà, Cây bùi, chè Khôm, chè Vua.
Tên khoa học: Ilex kaushue S. Y. Hu = Ilex kudingcha C. J. Tseng., họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae).
Mô tả: Cây trưởng thành có thể cao tới 30m, đường kính có cây tới trên 1m. Cành và cuống hoa có lông tơ thưa, phiến lá dài 13-16cm, rộng 5-6cm, gân bên rõ ở cả hai mặt. Cụm hoa mọc tụm là dạng chùm giả với trục cụm hoa dài gần 1cm; đài của hoa đực hình đĩa; nhị ngắn hơn cánh hoa.
Bộ phận dùng:  Lá, búp.
Phân bố: Chè đắng phân bố ở Lào Cai (núi Hàm Rồng, thị xã Sa Pa ), Cao Bằng (Nguyên Bình: Mai Long; Hạ Lang: An Lạc, Đồng Loan, Đức Quang; Thái Đức: Quảng Hoà, Mỹ Hưng, Tiên Thành; Thạch An: Đức Xuân, Nà Tục, Tục Ngã, Pắc Lùng) Hào Bình (Yên Thuỷ, Phố Sấu), Ninh Bình (Cúc Phương, Đồng Cơn). Còn ở Trung Quốc (Hồ Bắc, Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Nam tới đảo Hải Nam ).
Thành phần hoá học : Flavonoid, saponin…
Công năng: Tán phong nhiệt, giải độc, an thần, tăng cường tiêu hóa.
Công dụng: Kích thích tiêu hoá, lợi tiểu, ổn định thần kinh, tăng trí nhớ, dùng lâu tăng sức khoẻ.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-20g, hãm uống như chè.
Chú ý: Gần đây Chè đắng đang được nghiên cứu đưa vào trồng trọt, sản xuất, chế biến

với số lượng lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

5/51 rating
Bình luận đóng