MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CÓ KHẢ NĂNG KHAI THÁC VÀ 
SỬ DỤNG TINH DẦU Ở VIỆT NAM
 Ngoài những dược liệu đã được trình bày ở trên, xin giới thiệu thêm một số có khả năng khai thác ở Việt Nam, trong đó có những dược liệu đã và đang khai thác tinh dầu, một số khác là kết quả nghiên cứu phát hiện của nhiều tác giả trong thời gian gần đây. Sự nghiên cứu thành phần hoá học của nhiều chủng loại ở các địa phương khác nhau, của nhiều bộ phận trong cùng 1 cây đã phát hiện thêm 1 số chemotype mới, làm giàu thêm nguồn nguyên liệu tinh dầu ở Việt Nam.
  1. Vông vang. Abelmoschus moschatus Medik.(Syn. Hibiscus moschatus L.)
Họ Bông (Malvaceae)
Bộ phận dùng : hạt để cất tinh dầu
Tinh dầu hạt:Tinh dầu hạt vông vang còn được gọi là tinh dầu hạt xạ- Oleum Abelmoschi Seminis-, tên thương phẩm là Ambrette Seed oil.
Tinh dầu được điều chế bằng phương pháp cất kéo hơi nước hoặc chiết xuất với dung môi. Hàm lượng tinh dầu trong hạt là 0,2 – 0,6%.
Thành phần chính: farnesyl acetat 62,9%, ambretolid 7,8%, decyl acetat 5,6 %, dodecyl acetat 4,0%, farnesol 3,5%.
Tinh dầu hạt xạ Việt Nam có các thành phần chính: 2,3-dihydrofarnesyl acetat 42,5 – 56,3%, farnesyl acetat 13,5 – 25,4%, ambretolid 6,8 – 8,6%.
Tinh dầu hạt xạ được dùng để sản xuất nước hoa và các hương liệu cao cấp cho kỹ nghệ thuốc lá, bánh kẹo, đồ uống. Giá 1 kg tinh dầu ở thời điểm 1998 là 5.000 USD.
2. Nhân trần – Adenosma bracteosum Bonati.
Họ hoa mõm sói (Scrophulariceae)
Phần trên mặt đất có chứa tinh dầu.
Thành phần chính của tinh dầu là carvacrol (34%), methyl carvacrol (18,9%).
3. Nhân trần- Adenosma caeruleum R. Br.
Họ Hoa mõm sói ( Scrophulariceae)
Thu hái ở Đăk Mil (Đăk Nông).
Phần trên mặt đất chứa 0,5% tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là thymol (24,6%), nerolidol (24,6%), -humulen (16,4%), -bisabolen (5,7%), humulen oxid (3,6%), caryophylen oxid (2,8%).
4. Nhân trần – Adenosma glutinosum (L.) Druce var. caeruleum (R.Br.) Tsoong
Họ Hoa mõm sói (Scrophulariceae)
Thu hái ở Tân kỳ (Nghệ An)
Phần trên mặt đất có chứa tinh dầu (0,38%) (tính trên nguyên liệu tươi). Thành phần chính của tinh dầu là eugenol (72,6%0.
5. Thổ hoắc hương- Agastache rugosa (Fisch. Et Mey) Juntze
Họ Hoa môi (Lamiaceae)
Mọc hoang ở vùng đồng bằng và vùng núi
Bộ phận dùng: phần trên mặt đất
Phần trên mặt đất có chứa tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là methylchavicol (>90%)
6. Cây Dó (Trầm hương)- Aquilaria malaccensis Lamk. (Syn. Aquilaria agallocha Roxb.)
Họ Trầm (Thymelaeaceae)
Bộ phận dùng: Trầm, tinh dầu trầm
Trầm (Agar wood) là sản phẩm của cây dó, được sinh ra do tác dụng của một số vi khuẩn lên cây hoặc do tác động của vết thương.
Tinh dầu trầm- Oleum Aquilariae, tên thương phẩm Agar wood oil, được điều chế từ các phần vụn, các dư phẩm khi chế biến trầm, các mẩu gỗ còn dính trầm, bằng phương pháp cất kéo hơi nước hoặc chiết xuất với dung môi.
Thành phần chính của tinh dầu trầm: 2-(2-(4-methoxyphenyl)chromon 27,0%, 2-(phenylethyl)chromon, 15,0%, oxoagarospirol 5,0%, các dãn chất chromon và sesquiterpen khác.
Trầm và tinh dầu trầm là những hương liệu rất quý. Tinh dầu trầm dùng để sản xuất nước hoa thượng hạng. Giá trầm thay đổi do chất lượng, do nguồn gốc nơi sản xuất. Giá 1 kg trầm loại xấu có thể từ 1,2 – 27 USD, loại thượng hạng 1.000 – 10.000 USD. Giá 1 lọ tinh dầu trầm 2,5 ml là 160 USD (1993).
7. Chổi xuể- Baekea frutescens L.
Họ Sim (Myrtaceae)
Bộ phận dùng: Lá và cành
Thành phần: Tinh dầu 1,94 – 3,72%
Thành phần chính của tinh dầu là cineol (70%)
– Chủng cho tinh dầu giàu linalol (50%) và cineol (20%)
– Chủng cho tinh dầu giàu -naginaten (53 – 65%)
– Chủng cho tinh dầu giàu -naginaten (43%) và dehydro elsholtzia keton (14%)
– Chủng cho tinh dầu giàu dehydro elsholtzia keton (58%) và -naginaten (12%)
Trong đó chủng giàu linalol có ý nghĩa khai thác tinh dầu.  Đây có thể là nguồn nguyên liệu cho tinh dầu giàu linalol có giá trị ở Việt Nam.
13. Kinh giới trồng- Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.
Họ Hoa môi (Lamiaceae)
Mọc hoang và được trồng khắp nơi để dùng làm rau gia vị. Dù là mọc hoang (ở Sa Pa) hay trồng (ở Hà Nội), thành phần tinh dầu rất ít thay đổi. Thành phần chính là neral (19,5 – 27,3%), geranial (19,5 – 27,3%).
14. Chùa dù- Elsholtzia penduliflora W. W. Smith
Họ Hoa môi (Lamiaceae)
Thành phần chính của tinh dầu tinh dầu là cineol (60,0 – 65,2%).
Đây có thể coi là nguồn nguyên liệu khai thác tinh dầu giàu cineol của Việt Nam sau cây tràm.
15. Kinh giới đất- Elsholtzia winitiana Craib.
Họ Hoa môi (Lamiaceae)
Thành phần hoá học của tinh dầu kinh giới đất cũng rất đa dạng. Có những chủng cho tinh dầu giàu cinol (Mường Lống, Kỳ Sơn, Nghệ An), hoặc giàu cineol, camphor (21,5%, 19,1%, ở Sa Pa), hoặc giàu elsholtzia keton (75,4%, Sa Pa). Cần kiểm tra lại để đi đến thống nhất.
16. Châu thụ- Gaultheria procumbens L. (Syn. Gaultheria fragrantissima Wall.)
Họ Đỗ quyên (Ericaceae)
Lá có chứa 0,7%, cành nhỏ 0,47%, thân 0,21%,rễ 0,37% tinh dầu.
Thành phần chính của tinh dầu là methyl salicylat (96,8 – 99,0%)
Tinh dầu châu thụ- Oleum Gaultheriae, tên thương phẩm Wintergreen oil, được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ pha chế đồ uống, bánh kẹo.
17. Thiên niên kiện – Homalomena aromatica Schott.
Họ Ráy – Araceae
Thân rễ có chứa tinh dầu (0,8-1%).
Thành phần chính của tinh dầu là linalol (72,1%).
18. É lớn tròng – Hyptis suaveolens (L.) Poit.
Họ hoa môi – Lamiaceae
Phân trên mặt đất có chứa tinh dầu.
Thành phần chính của tinh dầu là eugenol (68,2% Tân Kỳ,Nghệ An), hoặc cineol và -caryophylen ( 7,3 và 44,3% ở Phú Quốc; 24,4 và 30,3% ở Vũng Tàu; 28,2 và 30,8 ở Ninh Thuận).
19. Hồi núi – Illicium griffithii Hook. et. Thom.
Họ Hồi – Illiciaceae
– Quả có chứa tinh dầu (1,5%)
Thành phần chính là safrol (77,5%).
– Lá có chứa tinh dầu ( 3%
Thành phần chính của tinh dầu là safrol (Lạng Sơn, Nghệ An), hoặc safrol và methyl eugenol (Lạng Sơn, loại cuống hoa dài), hoặc linalol và safrol (Ninh Bình).
– Rễ có chứa tinh dầu.
Thành phần chính của tinh dầu là safrol (70%).
Ngoài ra lá và quả một số loài hồi núi ở Việt Nam đã được nghiên cứu. Thành phần hoá tinh dầu rất khác nhau, nhưng có một điểm chung là tinh dầu các loài hồi núi hoàn toàn không có chứa anethol. Cần lưu ý để tránh nhầm lẫn và để phát hiện giả mạo khi có hồi núi trộn lẫn vị dược liệu Đại hồi để bán trên thị trường.
20. Hồi nước – Limnophila rugosa (Roth.) Merr.
Họ Hoa mõm sói – Scrophulariaceae
Mọc hoang ở Bắc Giang, Sa Pa
Phần trên mặt đất có chứa tinh dầu (3,27%).
Thành phần chính của tinh dầu là anehtol (94,8 – 96,4%).
21. Màng tang – Litsea cubeba Pers.
Họ Long não – Lauraceae
Quả chứa tinh dầu (trên 6%).
Thành phần chính của tinh dầu quảlà citral (65%).
Thành phần tinh dầu lá rất đa dạng, tạo nên nhiều chủng hoá học khác nhau. Đáng chú ý là các chủng giàu cineol và linalol. Đặc biệt là chủng cho tinh dầu giàu linalol đã được phát hiện ở Ba Vì, với hàm lượng linalol trên 90%. Cần nghiên cứu nhân giống để có nguồn nguyên liệu giàu linalol rất có giá trị.
22. Tràm trà- Melaleuca alternifolia (Maiden & Betche) Cheel
Họ Sim (Myrtaceae)
Nguồn gốc ở Australia, Việt Nam đã di thực hiện trồng ở các tỉnh phía Nam.
Lá có chứa tinh dầu (1,8%). Thành phần chính là terpinen-4-ol.
23. Men rượu – Mosla chinensis Maxim (Syn. Orthodon chinensis (Maxim) Kudo)
Họ hoa môi – Lamiaceae
Thu hái ở Lục Ngạn (Bắc Giang).
Phần trên mặt đất có chứa tinh dầu (0,51%).
Thành phần chính của tinh dầu là thymol (68,3-70%).
24. Vương tùng – Murraaya sp.
Họ Cam – Rutaceae
Lá có chứa tinh dầu (5,52%)
Thành phần chính của tinh dầu là menthon (93,78 – 99,49%) bao gồm iso menthon và Menthon
25. Húng quế – Ocimum basilicum L. var. basilicum
Họ hoa môi – Lameaceae
Phần trên mặt đất có chứa tinh dầu (0,4-0,8%) (tính trên nguyên liệu tươi). Thành phần chính của tinh dầu là methyl chavicol (89-90%).
Tinh dầu húng qué- Oleum Basilici, tên thương phẩm là Basil oil được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm làm hương liệu để chế biến thức ăn và đồ uống. Ngoài ra còn dùng trong kỹ nghệ nước hoa. Dược liệu được dùng làm rau gia vị, dùng tươi và cả khô.
26. Trà tiên (É trắng) – Ocimum basilicum var. pilosum (Wild.) Benth.
Họ hoa môi – Lamiaceae
– Cành mang lá có chứa tinh dầu (0,97-2,06%). Thành phần chính của tinh dầu là citral (67,82%) (citral a 32,27%, citral b 27,54%). Loại trồng ở Hà Nội hàm lượng citral có thể đạt trên 80%.
– Từ quần thể Trà Tiên, đã chọn được một số các thể biến dị (về lá, hoa và chiều cao của cây). Loại é này mang trồng riêng, cho hàm lượng tinh dầu 0,35% (trên nguyên liệu tươi). Thành phần chính của tinh dầu là linalol 78,9%.
Ghi chú
Sở – Camellia sasanqua Thunb
Họ Chè – Theacea
Theo những nghiên cứu mới đây (Tạp chí Dược học 1994, 4, 16 – 17), lá sở – Camellia sasanqua Thunb. Họ Chè – Theaceae, hầu như không có chứa tinh dầu (hàm lượng tinh dầu trong lá là 0,0026%) và tinh dầu không có chứa eugenol. Cần lưu ý thông tin này, vì lâu nay theo một số tài liệu được lưu hành ở Việt Nam thì lá sở có chứa 0,4 – 1% tinh dầu (tính trên nguyên liệu tươi) và thành phần chính của tinh dầu là eugenol (95 – 97%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
5/51 rating
Bình luận đóng