BÌM BÌM TÍA

Tên khoa học: Ipomoea purpurea(L.) Roth.; thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Tên đồng nghĩa: Pharbitis purpurea (L.) Voigt
Mô tả: Cây mọc hàng năm có thân leo quấn, 1,5-3m, có lông. Lá nguyên dạng tim, dài 5-12cm, ít khi chia thuỳ, có mũi nhọn, có lông mềm; cuống lá dài 4-9cm. Hoa họp 1-3 (có khi  5) cái thành xim nhỏ ở nách lá; lá dài thuôn nhọn, có lông cứng; tràng 3-6cm, màu trắng, màu tía hay màu tía hồng; nhị 5; bầu 3 ô. Quả nang chứa 5-6 hạt màu đen (hắc sửu) hay màu vàng trắng nhạt (bạch sửu) dài 4-8mm, rộng 3-5mm. Hoa tháng 6-9, quả tháng 7-10.
Bộ phận dùng: Hạt (Semen Ipomoeae); cũng gọi là Khiên ngưu tử.
Phân bố sinh thái: Cây nguồn gốc ở Nam Mỹ châu, được trồng nhiều làm cảnh. Trồng bằng dây hoặc bằng hạt. Cũng gặp ở Trung Quốc và Ấn Độ. Cây mọc tự nhiên ở độ cao 2000m, và cũng được trồng ở Himalaya. Thu hái vào mùa thu, đông, phơi khô đập lấy hạt.
Thành phần hoá học: trong hạt có pharbitin, acid pharbitic C.D, acid tiglic acid nilic. Trong thân có 4-8% chất nhựa mềm. Nó chứa Ipuranol tương đương với sitosterol glucosid, acid ipuralic.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng tính hàn, có độc, có tác dụng trừ thấp nhiệt, thông đại tràng, thông tiểu, sát trùng.
Công dụng: Thường dùng trị: 1. Thủy thũng, đại tiểu tiện không thông; 2. Suyễn, khó thở, bụng đầy tức; 3. Giun đũa, sán xơ mít.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Bài thuốc: Chữa phù thũng: Bìm bìm 10g, Xa tiền tử 8g, nước 300ml. Sắc còn

150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Nếu đi tiểu nhiều được là tốt. Có thể tăng liều Bìm bìm tía lên tới 40g.

Ghi chú: Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhượckhông nên dùng.

0/50 ratings
Bình luận đóng