Kỹ thuật thay băng vết thương thường

1. Mục đích

Che chở hạn chế sự tổn thương thêm cho vết thương.

Ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn từ môi trường.

Giữ vết thương sạch và mau lành.

Thấm hút chất bài tiết.

Đắp thuốc vào vết thương (nếu cần).

2. Chỉ định

Những vết thương ít chất bài tiết.

Những vết thương nhỏ vô trùng sau khi giải phẫu.

3. Nhận định người bệnh

Tình trạng vết thương: vị trí, diện tích, độ sâu, chất tiết, vùng da xung quanh.

Tình trạng đang dùng thuốc của người bệnh.

Bệnh lý mãn tính đi kèm: bệnh của hệ miễn dịch, ung thư, dùng thuốc: corticoid.

4. Chuẩn bị người bệnh

Giải thích cho người bệnh biết việc mình sắp làm.

Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.

5. Dọn dẹp dụng cụ

Xử lý các dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn và tiệt khuẩn.

6. Ghi vào hồ sơ

Ngày, giờ thay băng.

Tình trạng vết thương.

Thuốc sát trùng đã dùng, thuốc đắp lên vết thương nếu có.

Có cắt chỉ hay mở kẹp.

Phản ứng của người bệnh nếu có.

Tên người điều dưỡng thực hiện.

7. Những điểm cần lưu ý

áp dụng kỹ thuật vô trùng hoàn toàn trong khi thay băng hoặc cắt chỉ.

Nên thay băng các vết thương vô khuẩn trước khi thay những vết thương khác.

Luôn luôn quan sát tình trạng vết thương khi thay băng.

Bảng 50.1. Bảng kiểm lượng giá kỹ năng soạn dụng cụ thay băng vết thương

SttNội dungThang điểm
012
1Quan sát vết thương.
2Mang khẩu trang, rửa tay.
3Trải khăn vô khuẩn.
4Soạn các dụng cụ vô khuẩn trong khăn:

2 kềm kelly.

Bát kền (chén chung) đựng dung dịch rửa vết thương.

Bát kền (chén chung) đựng dung dịch sát trùng da.

Bông viên.

Gạc miếng.

Gòn bao dầy mỏng tùy theo tình trạng vết thương.

5Soạn các dụng cụ sạch ngoài khay:

Găng tay sạch.

Kềm gắp băng dơ (bẩn).

Giấy lót.

Túi đựng rác thải y tế.

Băng keo.

Thau đựng dung dịch khử khuẩn.

Chai dung dịch rả tay nhanh.

Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

vết thương

Bảng 50.2. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng thay băng vết thương thường

SttNội dungý nghĩaTiêu chuẩn cần đạt
1Báo, giải thích cho người bệnh.Giúp người bệnh an tâm và hợp tác.ân cần, cảm thông, thấu hiểu.
2Bộc lộ vùng vết thương.Người bệnh tiện nghi, giúp cho việc chăm sóc vết thương được dễ dàng.Giữ cho người bệnh được kín đáo và thoải mái.
3Đặt tấm lót dưới vết thương.Tránh chất dịch dính vào ráp giường và áo quần người bệnh.Tấm lót có mặt thấm hút và một mặt không.

Lót nơi có nguy cơ dịch chảy ra.

4Mang găng tay sạch.Giảm nguy cơ lây nhiễm.– Kích cỡ của găng phải phù hợp với tay của điều dưỡng
5Tháo băng bẩn bằng kềm sạch, sát khuẩn lại tay.Giảm nguy cơ lây nhiễm từ vết thương.

Giảm nguy cơ tổn thương mô mới mọc.

– Nếu băng cũ dính sát vào vết thương quá, ta nên thấm ướt băng bằng NaCl 0,9% rồi nhẹ nhàng tháo băng cũ ra.
6Rửa bên trong vết thương.Giảm sự lây nhiễm từ vết thương ra vùng da xung quanh vết thương.– Từ trong ra ngoài rìa (trên cao xuống nơi thấp, bên xa đến bên gần) với dung dịch rửa vết thương.
7Rửa vùng da xung quanh vết thương.Giảm nguy cơ lây nhiễm cho vết thương từ môi trường xung quanh.– Rửa rộng ra ngoài 5cm bằng dung dịch rửa vết thương.
8Dùng gạc miếng chấm khô bên trong vết thương.Giúp vết thương mau lành.– Tránh đọng dịch trên vết thương.
9Lau khô vùng da xung quanh vết thương.Giữ nồng độ cồn không bị loãng khi dùng sát trùng trên vùng da xung quanh vết thương.– Dùng gòn khô hay gạc củ ấu để lau vùng da xung quanh vết thương.
10Sát khuẩn vùng da xung quanh vết thươngGiảm bớt nguy cơ bội nhiễm vào vết thương từ vùng da xung quanh– Sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn da
11Đặt gạc miếng, gòn bao che kín vết thương.Che chỡ vết thương giảm nguy cơ tổn thương hay bội nhiễm từ môi trường bên ngoài.– Gòn bao phải phủ rộng ra ngoài 3-5cm của vết thương.
12Cố định bông băngGiữ yên bông băng trên da.– Dán cố định theo chiều ngang đễ tránh sút băng keo.
13Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh tiện nghi.Giao tiếp.– Giúp người bệnh được tiện nghi.
14Dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ.Theo dõi và quản lý người bệnh.– Ghi lại những công việc đã làm.

Bảng 50.3. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng thay băng vết thương thường

SttNội dungThang điểm
012
1Báo, giải thích cho người bệnh
2Bộc lộ vùng vết thương (người bệnh được kín đáo và thoải mái).
3Đặt tấm lót dưới vết thương, cắt băng keo.
4Mang găng tay sạch.
5Tháo băng bẩn bằng kềm sạch, sát khuẩn lại tay.
6Mở khăn khay dụng cụ vô khuẩn.
7Lấy kềm vô khuẩn an toàn.
8Rửa bên trong vết thương: từ trong ra ngoài rìa (trên cao xuống nơi thấp, bên xa đến bên gần) với dung dịch rửa vết thương.
9Rửa vùng da xung quanh vết thương rộng ra 5cm bằng dung dịch rửa vết thương.
10Dùng gạc miếng chậm khô bên trong vết thương.
11Lau khô vùng da xung quanh vết thương bằng gòn hay gạc củ ấu.
12Sát khuẩn vùng da xung quanh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn da.
13Đắp thuốc lên vết thương nếu có y lệnh.
14Đặt gạc miếng, gòn bao che kín vết thương (rộng ra 3-5cm).
15Cố định bông băng.
16Để các dụng cụ nhiễm vào thau chứa dung dịch khử khuẩn.
17Tháo găng tay.
18Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh tiện nghi.
19Dọn dụng cụ, rửa tay.
20Ghi hồ sơ.
Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

0/50 ratings
Bình luận đóng