MIẾT GIÁP (mai cua đinh)
Tên khoa học: Carapax Amydae
Bộ phận dùng: Mai (mu ở trên). Mai cua đinh núi (Trionyx steindachneri) có gai trên lưng tốt hơn mai cua đinh nước (Trionyx senensis), đều thuộc họ Trionycidae.
Mai sắc lục, giữa xương sống có 8 đôi sườn quanh rìa nhiều yếm, khô, sạch thịt, không hôi, không vụn nát, nặng được trên 250g là tốt.
Thành phần hóa học: Có chất keratin, iod, sinh tố D.
Tính vị – quy kinh: Vị mặn, tính bình, Vào ba kinh can, tỳ, phế.
Tác dụng: Bổ âm, trừ nhiệt, trừ nóng âm ỉ trong xương, trụy thai.
Công dụng: Tích huyết sinh băng, trị ư nhọt đau tức; trĩ sang, sỏi sạn, trị kinh giản.
Liều dùng: Ngày dùng 12 – 16g.
Kiêng kỵ: Âm hư, dạ dày yếu, hay ỉa chảy, đàn bà có thai mà hay nôn mửa thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy một phần rượu bỏ vào hai phần tro bếp ngâm rồi gạn lấy nước trong, bỏ miết giáp vào ngâm một đêm rồi nấu cho nhừ (Lý Thời Trân).
Ngâm nước, rửa sạch thịt da, phôi khô, dùng cát nóng sao vàng, tẩm giấm (10kg dược liệu dùng 3kg giấm), rửa qua, phơi khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Trước hết cần làm sạch màng và thịt bằng các cách sau đây:
Luộc sôi 1 – 2 giờ (có người cho luộc làm mất chất).
Ngâm nước phèn một đêm (1kg dược liệu dùng 20g phèn, đổ ngập nước, quấy cho tan) (cách này thường dùng tại Viện Đông y).
Ngâm nước vôi loãng (1kg dược liệu 20g vôi sống) 3 ngày, mỗi ngày thay nước 1 – 2 lần.
Sau khi ngâm, dùng bàn chải tre đánh sạch thịt màng tự nó sẽ rời ra từng mảng; rửa sạch, để ráo, tẩm nước gừng, để khô. Dùng cát nóng sao vàng, lại tâm với giấm, để khô, rửa qua, sấy nhẹ hoặc phơi khô, giã dập dùng vào thuốc thang.
Không nên đế cả cái mai mà nướng
trực tiếp lên than hồng (như nhiều nơi vẫn làm) rồi nhúng vào chậu giấm (3 lần) vì như vậy bị cháy và kém phẩm chất, hao nhiều.
Bảo quản: để nơi khô ráo thỉnh thoảng đem phơi vì dễ bị sâu bọ ăn.