Tất cả trẻ em đều có lúc bị những đợt tiêu chảy và đi ngoài nhiều, lỏng. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của nhiều mức độ tình trạng khác nhau, từ tình trạng tiêu thụ quá nhiều nước hoa quả ở trẻ tập đi cho tới nhiễm virus nhẹ, nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng hoặc ngộ độc thức ăn. Tiêu chảy cũng có thể xuất hiện kèm với nôn mửa.

Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy đột ngột và nghiêm trọng thường tự khỏi khi nguyên nhân gây ra bị loại trừ hết. Tuy nhiên, cho tới lúc đó, hãy đảm bảo con bạn được uống đủ nước để phòng ngừa hiện tượng mất nước. Cũng cần đảm bảo con bạn trở lại chế độ ăn bình thường ngay khi có thể. Hiện tượng mất cảm giác thèm ăn trong thời gian ngắn không có hại gì ở một trẻ được nuôi dưỡng tốt. Thường thì con bạn sẽ sẵn sàng ăn trở lại khi các triệu chứng đã biến mất. Nếu bé bị tiêu chảy nhẹ và bị nôn, hãy cho bé uống dung dịch điện giải thay cho chế độ ăn thông thường.đau bụng chức năng ở trẻ

Khi có dịch tiêu chảy ở trẻ tại các trung tâm chăm sóc trẻ, đặc biệt là các trung tâm trông trẻ chưa được luyện đi nhà vệ sinh. Bạn nên dạy cho các bé rửa tay bằng xà phòng và nước mỗi lần bé dùng ghế bô hay nhà vệ sinh. Tiêu chảy mãn tính, kéo dài hơn hai tuần, luôn luôn phải có được sự chú ý của bác sĩ nhi.

Đối phó với tiêu chảy

Nước và muối bị mất khi bị tiêu chảy phải được bổ sung để ngăn ngừa tình trạng thiếu nước. Để bù nước, chỉ sử dụng các dung dịch có bán sẵn.

Đừng dùng các nước uống cho người tập thể thao: lượng đường cao trong các đồ uống đó có thể khiến cho chứng tiêu chảy của con bạn tệ hơn. Khi bé bắt đầu cảm thấy tốt hơn, hãy khôi phục chế độ ăn bình thường của bé.

Nếu con bạn bị nôn, hãy đề nghị bác sĩ nhi khuyến nghị một loại đồ uống điện giải bán sẵn để duy trì mức nước và muối bình thường cho cơ thể cho tới khi bé không còn nôn nữa. Cho bé uống theo lượng nhỏ (không nhiều hơn 30 ml một lần) thường xuyên, mỗi 15 phút hoặc khoảng đó, để có hiệu quả tốt nhất. Nếu bé nôn liên tục hoặc không giữ được gì, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi. Nếu bệnh tiêu chảy của bé không nghiêm trọng và bé đã ngừng nôn, hãy cho bé ăn chế độ ăn bình thường một cách điều độ. Bạn không cần phải giới hạn các thức ăn hay đồ uống khi bé đã cảm thấy khỏe hơn.

Gọi ngay cho bác sĩ nhi nếu con bạn bị tiêu chảy kèm với các dấu hiệu mất nước như:

  • ít đi tiểu hoặc không đi tiểu trong 6 tiếng
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Mắt trũng
  • Không chịu uống nước
  • Môi khô và miệng khô, dính
  • Uể oải (thiếu sinh khí) và giảm hoạt động.

CẢNH BÁO!

Các loại thuốc chống tiêu chảy không kê đơn không được khuyến khích cho trẻ từ 2 tuổi trở xuống. Bạn chỉ nên sử dụng các thuốc này nếu bác sĩ nhi cho phép.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠNNGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓHÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn đột nhiên bị tiêu chảy kèm với hiện tượng đau quặn bụng, bé bị nôn và sốt nhẹ.Viêm dạ dày ruột do virus với virus Rotavirus hay Enterovirus.Nếu con bạn là trẻ sơ sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi ngay. Gọi cho bác sĩ nhi nếu chứng tiêu chảy của con bạn kéo dài hơn 48 tiếng đồng hồ hoặc bé bị nôn liên tục trong hơn 12 tiếng.
Con bạn bị tiêu chảy có kèm hoặc không kèm nôn. Bé có máu trong phân và hơi sốt.Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn (ví dụ, vi khuẩn salmonella hoặc shigella).Nói chuyện ngay lập tức với bác sĩ nhi. Làm theo các chỉ dẫn để bù nước.
Con bạn mới tập đi và đã bị tiêu chảy trong hơn 2 ngày. Bé đi ngoài vài lần một ngày, ngoài ra thì khỏe mạnh và tăng cân. Bé uống nhiều nước quả ép, đó uống ngọt và nước.Tiêu chảy không đặc hiệu (phổ biến ở trẻ tập đi).

Quá nhiều nước quả.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và loại trừ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Họ có thể gợi ý một số thay đổi trong chế độ ăn, như cho bé tiêu thụ lượng nước quả và đồ uống ngọt ít hơn, nếu có.
Con bạn bị nôn. Các thành viên khác trong gia đình bạn cũng có các triệu chứng tương tự.Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn.Gọi cho bác sĩ nhi. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng ngộ độc thức ăn.
Con bạn ở tuổi tập đi hoặc là trẻ nhỏ bị tiêu chảy kèm bụng chướng hoặc buồn nôn. Bạn gửi bé ở một nhóm trông trẻ hoặc tới trường.Nhiêm ký sinh trùng, như trùng roi, đặc biệt nếu con bạn đi nhà trẻ.Gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé, yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán theo nhu cầu và khuyến nghị cách điều trị.
Con bạn bị tiêu chảy trong hoặc ngay sau khi điều trị kháng sinh.Tác dụng phụ của thuốc.Gọi cho bác sĩ nhi. Nếu bé cần kháng sinh, bác sĩ nhi sẽ kê thuốc thay thế và cho lời khuyên về chế độ ăn.
Con bạn ở tuổi đến trường, khỏe mạnh, xen kẽ bị những cơn tiêu chảy và táo bón xuất hiện khi căng thẳng. Bé bị đau bụng rồi ngừng, buồn nôn, bụng chướng hoặc xì hơi.Hội chứng ruột kích thích.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé để loại trừ bất cứ rối loạn nghiêm trọng nào. Nếu bác sĩ nhi khẳng định hội chứng ruột kích thích, phương pháp điều trị có thể sẽ liên quan tới chất xơ trong chế độ ăn hoặc thuốc giảm co thắt. Vấn để vé sức khỏe này phổ biến nhưng nghiêm trọng.
Phân của con bạn lớn, có mùi khó chịu. Các triệu chứng của bé tệ đi sau khi ăn một số thức ăn nhất định. Bé lớn và tăng cân chậm.Rối loạn hấp thu kém.Nói chuyện ngay với bác sĩ nhi, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm chẩn đoán và khuyến nghị phương pháp điều trị, nếu cẩn.
Con bạn đi ra phân có máu. Bé bị đau ở vùng bụng và khớp. Bé mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn và mệt mỏi.Bệnh viêm ruột do lây nhiễm như viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn.Nói chuyện ngay với bác sĩ nhi; các xét nghiệm chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp là cần thiết.
0/50 ratings
Bình luận đóng