CỎ ĐẦU RÌU


Tên khác: Bích trai mồng, Rau trai lông, Rìu cong.
Tên khoa học: Cyanotis cristata (L.) D.Don; thuộc họ Thài lài (Commelinaceae).
Tên đồng nghĩa: Commelina cristata L.; Commelina zanonia auct. non L.; Cyanotis cristata Roem. & Schult. F.
Mô tả: Cây thảo mọng nước, phân cành nhiều, các cành lúc đầu bò lan trên mặt đất, sau vươn thẳng, đâm rễ ở các đốt, có lông. Lá thuôn, hình trái xoan hay trái xoan tròn dài 2-9cm, rộng 1-2cm, không có cuống, mọc sít nhau, màu tím ở mép, mặt dưới lá có lông lúc non. Cụm hoa thường mọc ở ngọn cành; lá bắc dạng lá, hình ngọn giáo và xếp lợp nhau thành hai hàng, màu tím, có lông dài ở mép; hoa màu lam hay đo đỏ. Quả nang gần hình cầu, đường kính 2-2,5mm; hạt hình trụ hoặc hình tháp, màu nâu đen, có vân ở mặt ngoài.
Bộ phận dùng:Toàn cây (Herba Cyanotidis).
Phân bố sinh thái:Loài phân bố ở nhiều nước châu Á và cả châu Phi. Ở nước ta, Cỏ đầu rìu thường mọc ở các nơi ẩm mát, ven khe suối trong rừng, trên các núi đá thành từng đám lớn. Cây cũng thường mọc trên đất cát, đất ráo, hoặc trên đất ven biển của các đảo (như đảo Phú Quốc).
Thu hái: Thu hái cây quanh năm.
Thành phần hoá học:Trong thân lá khô, tính theo % có: protein 7,8, lipid 0,88, dẫn xuất không protein 58,47, cellulose 20,00, khoáng toàn phần 12,85.
Công dụng: Là loài thức ăn của trâu bò và lợn. Có thể làm rau ăn cho

người. Lấy ngọn non đem vò kỹ, thái nhỏ, luộc hoặc nấu canh ăn. Cũng được trồng làm cảnh ở các gia đình Campuchia; người ta gọi nó là Cỏ cánh vịt, liên hệ tới hình dạng của cụm hoa. Người ta dùng cây này để diệt sâu bọ và rệp…

0/50 ratings
Bình luận đóng