BÀNG HÔI

Tên khác: Bàng nước, Nhứt, Bàng mốc; Choại; Nhứt; Mung trằng; Bông dêu.
Tên khoa học: Terminalia bellirica(Gacrtn.) Roxb., thuộc họ Bàng (Combretaceae).
Tên đồng nghĩa: Myrobalanusbellibrica Gaertn.
Mô tả: Cây gỗ lớn rụng lá, cao 30-35m. Lá hình trái xoan ngược hay gần như bầu dục, không cân ở gốc, chóp tròn hoặc gần như lượn sóng. Cả hai mặt đều nhẵn, nhưng có những điểm chấm trắng rải rác ở mặt dưới, dài 14-20cm, rộng 8-13cm. Cụm hoa bông đầy lông hung hung, gồm cả hoa đực trứng ngược, tròn ở đỉnh, thon lại ở gốc thành một cuống ngắn màu đỏ tím, có lông nhung ngắn mịn, cao 2-3cm, dày 1,5-2cm, chia 5 múi khá rõ. Hạt đơn độc hình cầu. Ra hoa tháng 10-11, có quả tháng 11-12.
Bộ phận dùng: Quả (Fructus Terminaliae).
Phân bố sinh thái: Cây gặp ở độ cao dưới 1300m ở các sườn núi hoặc trong các rừng kín, khá phổ biến ở miền Nam nước ta, ưa đất bồi ven suối. Thu hái quả chín, phơi khô.
Thành phần hoá học: Quả chứa khoảng 17% tanin. Lõi gỗ, vỏ và quả chứa acid ellagic. Vỏ hạt chứa acid gallic. Nhân hạt chứa 25% một chất dầu trong, vàng, không mùi vị. Nhựa cây cho một chất gôm, khi cho vào nước, sẽ tạo thành một khối keo vô vị.
Tính vị, tác dụng: Quả có vị đắng, khi chưa chín gây xổ, khi chín già thì sẽ chát, có tác dụng bổ, nhuận tràng, hạ nhiệt. Vỏ quả gây mê.
Hình ảnh dược liệu Gừng

class="MsoPlainText" style="margin-bottom: .0001pt;margin-bottom: 0cm;margin-left: 0cm;margin-right: 0cm;margin-top: 6.0pt;text-align: justify;text-indent: 14.2pt">Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, quả được dùng trị bệnh trĩ, phù, ỉa chảy, phong hủi, giảm mật, đầy hơi và đau đầu. Nếu ăn nhiều nhân hạt sẽ buồn ngủ.