Đáp: Viêm kết mạc cấp tính gọi là “bệnh mắt đỏ” hoặc “mắt đỏ đột ngột” là do bị viêm nhiễm vi khuẩn hoặc virut dẫn đến, là một loại bệnh mắt có tính truyền nhiễm cấp tính thường thấy, 4 mùa đều có thể phát bệnh, nhưng có hai mùa xuân và hạ là nhiều hơn.

Trong nước mắt và dử mắt của trẻ viêm kết mạc cấp tính có chứa vi trùng gây bệnh, thông qua sự tiếp xúc mà trực tiếp hoặc gián tiếp lây truyền cho người khác, như: dùng chung khăn mặt, khăn tay với trẻ bị bệnh, hoặc là sờ vào những đồ vật đã có dấu tay của trẻ, đem tay bẩn đó dụi vào mắt mình.

Trẻ em đã bị viêm kết mạc cấp tính, mắt sẽ đỏ, lòng trắng xung huyết, sưng híp, mắt ngứa, dụi đau, sợ ánh sáng, dử mắt nhiều, khi ngủ dử mắt đùn ra, dính mi mắt trên dưới lại. Triệu chứng viêm kết mạc do virut gây ra tương đối nặng, trẻ có thể bị sưng tấy tuyến lâm ba trước tai, ấn vào thấy đau. Có một số trẻ viêm kết mạc còn kèm theo triệu chứng toàn thân như đau đầu, sốt và bị viêm đường hô hấp trên, quá trình mắc bệnh nói chung từ 7 đến 14 ngày.

Điều trị bệnh này nên dùng thuốc nhỏ mắt tiêu viêm – nhỏ nhiều lần, cục bộ có thể dùng thuốc nước nhỏ mắt Kanamycin 0,5%, Ritampin 0,1%, Chloramphenicol 0,25% để nhỏ vào mắt, cứ 1 – 2 giờ nhỏ một lần, trước khi ngủ bôi các loại mỡ Erythromycin, Chlotetacylin Cortisol. Trẻ bị viêm kết mạc do virut, ngoài việc dùng những thứ thuốc nói trên, còn có thể dùng thuốc nhỏ mắt trừ khử mẩn mụn 0,1%.

Muốn đề phòng bệnh này phải hết sức coi trọng vệ sinh sạch sẽ, tạo cho trẻ có một thói quen vệ sinh thật tốt, chú ý bảo vệ con mắt, đặc biệt phải chú ý mấy điểm sau đây:

  1. Khăn mặt, khăn tay, chậu rửa mặt của bệnh nhân không được dùng chung với người khác.
  2. Bệnh nhân phải cách ly, đề phòng lây nhiễm bệnh đau mắt.
  3. Nhân viên công tác sau khi nhỏ thuốc đau mắt cho bệnh nhân, phải dùng nước xà phòng lập tức rửa sạch tay của mình.
  4. Tăng cường tuyên truyền giáo dục vệ sinh, bỏ ngay thói quen dùng tay dụi mắt.
0/50 ratings
Bình luận đóng