Dị vật nội nhãn bán phần sau – Dị vật trong mắt

Để xuyên thủng nhãn cầu và đi được bán phần sau, dị vật cần phải có đủ quán tính và năng lượng. Vì vậy, hầu hết các dị vật nội nhãn bán phần sau đều là những mảnh kim loại. Tác nhân thực vật như mảnh gỗ có thể vào tới bán phần sau, nhưng thường chỉ vào được bán phần trước. Tác nhân có nguồn gốc động vật như lông súc vật thường hay đi theo các dị vật lớn thì mới vào tới bán phần sau. Dị vật … Xem tiếp

Rối loạn chuyển hóa Lipid và Lipoprotein gây bệnh ở mắt

Rối loạn chuyển hóa Lipid Bệnh Tay – Sachs (Bệnh rối loạn chuyển hóa ganglioside GM2 loại 1) (Hình 24.1) Đặc điểm lâm sàng: bệnh thường biểu hiện vào tháng thứ 6 sau khi sinh. Trẻ đang khoẻ mạnh, tự nhiên yếu mệt, không đáp ứng với các kích thích thị giác, nhưng tăng đáp ứng với âm thanh. Một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh là “Hoàng điểm đỏ anh đào”, do võng mạc vùng hoàng điểm mỏng và trong suốt cho phép nhìn thấy hắc mạc … Xem tiếp

Các hình thái lác đồng hành – Bệnh thần kinh mắt

Mục lục Lác trong Lác ngoài Lác đứng Một số hội chứng đặc biệt Lác trong 1. Lác trong do điều tiết 1.1. Do tật khúc xạ: tỉ số AC/A bình thường. Lác trong là do viễn thị nặng so với biên độ hợp thị phân kì của mắt. Loại lác này thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 7 tuổi. — Điều tiết thuần tuý: dùng kính chỉnh viễn thị có thể làm hết hoàn toàn lác. — Điều tiết một phần: kính điều chỉnh viễn thị … Xem tiếp

Viêm nội nhãn do chấn thương – Chẩn đoán, phác đồ xử trí

Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị viêm nội nhãn, song nhiễm khuẩn sau chấn thương xuyên vẫn là vấn đề nan giải. Đó là nguyên nhân quan trọng gây mù loà sau chấn thương. Viêm nội nhãn có thể xảy ra với những vết thương nhỏ gần như không gây tổn hại tổ chức nội nhãn hay vết thương nhỏ tự liền sẹo. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến tiên lượng gồm có chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời, điều trị … Xem tiếp

Bệnh mắt do Rối loạn chuyển hóa Mucopolysaccharid

Sinh hoá: acid mucopolysaccharid hay proteoglycosaminoglycan là polymer của các acid uronic và N – acetyl glucosamin hoặc N – acetyl galactosamin. Hai hợp chất này gắn với nhau tạo thành một chuỗi rất dài rồi gắn với protein tạo thành mucoprotein. Trong một số phân tử Mucopolysaccharid, liên kết giữa acid uronic và N – acetyl glucosamin được hình thành bởi các phân tử sulphat. Acid Mucopolysaccharid là thành phần cấu tạo chính của các chất cơ bản trong tổ chức liên kết. Tổng hợp Mucopolysaccharid xảy ra trong hệ … Xem tiếp

Chẩn đoán glôcôm nguyên phát

MỤC ĐÍCH Phát hiện bệnh glôcôm ở các giai đoạn, càng sớm càng tốt để kịp thời điều trị nhằm ngăn chặn các tổn thương chức năng và thực thể của mắt, bảo vệ được chức năng thị giác cho bệnh nhân. ĐỐI TƯỢNG Người dân ≥ 35 tuổi. Đặc biệt lưu ý những người có nguy cơ cao xuất hiện bệnh glôcôm. 2.1. Các yếu tố nguy cơ chung – Tuổi ≥ 35 – Người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm – Bệnh toàn thân: HA cao, tụt HA … Xem tiếp

Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch

Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch biểu hiện bằng một vùng bong thanh dịch của lớp võng mạc thần kinh do dịch dò từ mao mạch hắc mạc xuyên qua lớp biểu mô sắc tố võng mạc. Bệnh thường gây giảm thị lực tạm thời một bên mắt, hay gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 50. Một số trường hợp thị lực giảm không phục hồi dù bong thanh dịch võng mạc đã hết. Mục lục 1. NGUYÊN NHÂN 2. CHẨN ĐOÁN 3. ĐIỀU TRỊ … Xem tiếp

Viêm màng bồ đào trước cấp tính

Viêm màng bồ đào trước cấp tính là viêm cấp tính của mống mắt và thể mi. Bệnh khá phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nặng và dẫn đến mù loà. Mục lục 1. NGUYÊN NHÂN 2. CHẨN ĐOÁN 3. ĐIỀU TRỊ 4. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG: 5. PHÒNG BỆNH 1. NGUYÊN NHÂN Nhiễm trùng: Vi khuẩn (Tụ cầu, liên cầu, phế cầu…). Virus (Herpes, Zona, cúm…). Nấm (Candida, Aspergilus…). Ký sinh trùng (Toxoplasma, giun, ấu trùng sán…) Miễn dịch: Yếu … Xem tiếp

Đục thủy tinh thể và các phương pháp mổ điều trị

Bệnh  thủy tinh thể là bệnh mờ đục thủy tinh thể. Hiện nay chưa có thuốc nào chứng tỏ có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn được tiến triển đục thủy tinh thể mà hậu quả đưa đến mù lòa. Mục lục HIỆN NAY : MỔ LẤY THỦY TINH THỂ TRONG BAO MỔ LẤY THỦY TINH THỂ NGOÀI BAO PHẪU THUẬT LÀM NHUYỄN THUỶ TINH THỂ BẰNG MÁY PHACO HIỆN NAY : Lấy thủy tinh thể trong bao : Thủy tinh thể lệch, sa… Lấy thủy tinh thể ngoài bao … Xem tiếp

Glôcôm

Định nghĩa Bệnh nhãn cầu có tăng áp lực nội nhãn (> 22mm Hg), sờ thấy cầu mắt rắn, dây thần kinh thị giác bị teo dần (gai mắt bị thụt vào), trường nhìn bị thu hẹp, thị lực giảm và có thểbịmù hoàn toàn. Từ glôcôm là do mắt có ánh xanh lục khi bị tăng nhãn áp cấp tính. GLÔCÔM GÓC HẸP CẤP Căn nguyên: tăng áp lực cấp tính trong nhãn cầu do góc tiền phòng (góc mống mắt – giác mạc) bị đóng lại, cản trở … Xem tiếp

Lác ẩn và liệt vận nhãn – Bệnh thần kinh mắt

LÁC ẨN Lác ẩn (heterophoria) là trạng thái lệch trục nhãn cầu được duy trì tiềm tàng nhờ khả năng hợp thị. Lác ẩn chỉ thể hiện khi làm khám nghiệm phân ly hai mắt. Lác ẩn rất thường gặp, chiếm tỉ lệ 70-80% dân số. Tuỳ theo hướng lệch trục nhãn cầu, người ta phân ra các loại lác ẩn trong, lác ẩn ngoài, lác ẩn trên, lác ẩn dưới, và lác ẩn xoáy. Triệu chứng Lác ẩn thường chỉ có biểu hiện lâm sàng khi khả năng hợp … Xem tiếp

Điều trị bệnh glôcôm nguyên phát

MỤC ĐÍCH Làm dừng hoặc chậm lại quá trình tiến triển tiếp của bệnh glôcôm Duy trì chất lượng nhìn, chất lượng cuộc sống cho người bệnh. CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN 2.1. Nhân lực Các bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa mắt được đào tạo về các phương pháp điều trị bệnh glôcôm. 2.2. Trang thiết bị Các thuốc hạ nhãn áp tra tại mắt và dùng  toàn thân. Bộ dụng cụ vi phẫu thuật. Máy hiển vi phẫu thuật. Máy laser điều trị cùng các kính chuyên dụng, … Xem tiếp

Bệnh Tắc tĩnh mạch võng mạc

Tắc tĩnh mạch võng mạc là bệnh lý mạch máu võng mạc biểu hiện sự ngừng trệ tuần hoàn trở về ở võng mạc, xảy ra ở thân tĩnh mạch trung tâm võng mạc ngay đĩa thị, sau lá sàng được gọi là tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc hoặc tắc ở thân tĩnh mạch sau khi phân chia 2 nhánh gọi là tắc tĩnh mạch nửa võng mạc hoặc tắc ở nơi bắt chéo động – tĩnh mạch gọi là tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc. Mục lục … Xem tiếp

Viêm màng bồ đào sau chấn thương

Mục lục 1. ĐẠI CƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN 3. CHẨN ĐOÁN 4. ĐIỀU TRỊ 5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG 6. PHÒNG BỆNH 1. ĐẠI CƯƠNG Là phản ứng của màng bồ đào đáp ứng với tác nhân sau chấn thương hay nhiễm trùng. 2. NGUYÊN NHÂN Do nhiễm trùng, dị ứng với thành phần của tổ chức hốc mắt, phản ứng viêm, ….. 3. CHẨN ĐOÁN Lâm sàng Triệu chứng chủ quan Xảy ra sau chấn thương mắt Tại mắt: Người bệnh thấy các triệu chứng: Đau nhức Nhìn … Xem tiếp

Viêm giác mạc và loét giác mạc

VIÊM GIÁC MẠC NÔNG VIÊM GIÁC MẠC – KẾT MẠC DO HERPES (herpes giác mạc) và viêm giác mạc Zoster: do virus herpes (HSV) hoặc do virus thuỷ đậu-zona (VZV). Tổn thương điển hình là loét hình cành cây xuất hiện sau khi các phỏng herpes trên bề mặt giác mạc bị vỡ ra. Các vết loét có màu xanh lục sau khi nhỏ fluorescein, vết loét hầu như bao giờ cũng ở một bên, rất đau và bệnh nhân có cảm giác là có vật lạ trong mắt. Có … Xem tiếp