PHỤ LIỆU BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC

NỘI DUNG
1. Định nghĩa
Phụ liệu là những chất có thể là nước, thuốc hay dung dịch có tác dụng cơ bản làm giảm độc tính hay tính mãnh liệt của thuốc hoặc giảm tác dụng không mong muốn hoặc hiệp đồng tác dụng với vị thuốc cần chế biến.
Như vậy những chất trơ không có tác dụng phòng và chữa bệnh thì chỉ gọi là chất trung gian, chất màu, tá dược trơ..v.v.. mà thôi.
Các tỷ lệ giữa thuốc và phụ liệu được trình bày trong tài liệu này là tỷ lệ thật về khối lượng giữa dược liệu với chất tạo nên phụ liệu.
Ví dụ : Ðại phúc bì (thịt quả cau) ngâm ngập trong nước sắc Cam thảo tỷ lệ 100:2 ; tức là  ngâm 100 gam Ðại phúc bì trong nước sắc chứa đủ 2 gam Cam thảo.
2. Các phụ liệu
 2.1.1 Rượu
Tính vị qui kinh: Vị cay, ngọt, tính nhiệt có độc;
Tác dụng: Thông huyết mạch (dãn mạch ngoại biên, giảm thân nhiệt), tán thấp khu phong.
 Thành phần hoá học: Alcol ethylic và một số chất thơm.
Mục đích sử dụng:  
– Giảm tính lạnh, tăng tính ấm, tăng tác dụng thăng đề của thuốc; dẫn thuốc lên bộ phận phía trên cơ thể  (thượng tiêu)  và ra ngoài bì phủ, vào phế.
– Tăng sự hấp dẫn của thuốc,
– Tăng tính hoà tan của một số hoạt chất trong dược liệu vào Rượu sau đó tan vào thuốc sắc ( tăng sự hấp thu thuốc). Bởi lẽ, Rượu là một dung môi hữu cơ dễ hoà tan các thành phần hoá học.
– Bảo quản thuốc: Do có khả năng làm đông vón một số thành phần dễ gây nấm mốc như chất nhày, pectin…
 Áp dụng: Vỏ Núc nác, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Bạch thược (dưỡng huyết điều kinh), Xuyên khung, Đương qui…; Đại hoàng phiến; Đảng sâm phiến; Địa cốt bì; Cẩu tích, Đương qui phiến; Hoàng cầm phiến, Hoàng kỳ phiến, Ngưu tất phiến, Thăng ma phiến, Sài hồ phiến, Ba kích…
1.2.2. Gừng:
Tính vị qui kinh: Vị cay, tính ôn, vào tỳ, vị, phế kinh;
Tác dụng: Phát tán phong hàn, ôn trung hoà vị, chỉ nôn.
Thành phần hoá học: Gừng chứa tinh dầu, chất cay, nhựa, tinh bột.
Mục đích:
– Làm giảm tính hàn (Trúc lịch..), tăng tính ấm vị thuốc (Sinh địa), làm cho vị thuốc chủ thăng chủ tán tức đưa khí vị của thuốc lên thượng tiêu hoặc ra phần biểu do tác dụng gây giãn mạch của Gừng.
– Dẫn thuốc vào phế, tỳ, vị; ôn trung tiêu, nên có tác dụng chỉ nôn.
Làm thuốc có tác dụng giảm ho (Bán hạ), bổ khí, ôn bổ phế  (Sa sâm, Đảng sâm, Cát cánh, …), kích thích tiêu hoá và của thuốc.
– Giảm tác dụng gây nề trệ của một số vị thuốc sinh tân dịch (Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, Thiên môn, Sa sâm, …) và bài thuốc (Lục vị địa hoàng hoàn)
– Giảm tính kích ứng, giảm độc tính của một số vị thuốc gây ngứa (Bán hạ, Nam tinh).
Áp dụng: Bán hạ, Mạch môn, Thiên môn, Sinh địa chế thục, các loại Sâm, Thạch xương bồ; Hậu phác….
1.2.3.         Muối
Tính vị qui kinh: Vị mặn, ngọt, tính hàn, vào tâm, thận, vị kinh.
Tác dụng: Giáng khí nghịch, giảm đau, sát trùng, nhuyễn kiên, kích thích ăn uống
Thành phần hoá học: Natri clorid ( NaCL ) và một số nguyên tố vi lượng.
 Mục đích: – Tăng sự dẫn thuốc vào kinh thận, hạ tiêu ( dẫn thuốc đi xuống ), làm cho vị thuốc tác dụng mạnh hơn đối với thận, bàng quang (lợi niệu do tham gia quá trình trao đổi chất điện giải).
–  Giải độc và nhập vào huyết mà nhuận táo, làm mềm khối u rắn (nhuyễn kiên )
– Bảo quản thuốc, hạn chế mốc mọt.
Áp dụng: Nhóm thuốc liên quan tới thận ( nhất là thuốc bổ thận dương): Cẩu tích, Ba kích, Đỗ trọng, Trạch tả, Hoàng bá, Tục đoạn, Huyền sâm phiến; Hương phụ; Ngưu tất phiến; Tỳ giải; Bạch mao căn, Bạch thược, Bạch truật …
Hoàng kỳ tẩm muối sao nhằm bổ thận và tăng tác dụng chữa băng đới.
1.2.4.  Dấm thanh
Tính vị qui kinh: Vị chua, tính lương, không độc;
Tác dụng: Lý khí huyết, tiêu thũng, giảm đau.
Thành phần hoá học: Acid axetic 4 – 5%; men thuỷ phân tinh bột.
 Mục đích: – Tăng qui kinh can đởm cho vị thuốc, vì dấm chua sẽ làm a cid hoá một số hợp chất hoá học trong vị thuốc, biến nó thành muối dễ tan trong nước, làm dễ chiết xuất chúng ra khỏi thuốc. Dấm vị nhập can.
– Giảm tính kích thích của một số vị thuốc.
– Tăng tác dụng chỉ thống (Huyền hồ, Cù túc xác…), tăng tác dụng hành khí, hoạt huyết, tăng tính năng thu liễm và làm êm dịu vị thuốc.
Áp dụng: Sài hồ, Hượng phụ, Cù túc xác, Nga truật, Miết giáp, Mẫu lệ, Đan sâm; Bạch chỉ, Huyền hồ; Bạch thược …
1.2.5. Đồng tiện
Tính vị qui kinh: Vị mặn, tính hàn, vào tâm, thận kinh;
Tác dụng: Tư âm, giáng hoả, thanh nhiệt, giải độc, trục ứ, sinh tân.
Thành phần: Sắc tố, chất chứa ni tơ, chất vô cơ, nội tiết tố, men, vitamin…
Mục đích: – Tăng tính âm (tư âm), bớt tính ráo, tăng tính nhuận cho vị thuốc, lợi cho chức năng của thận.
– Bổ xung chất điện giải do nó chứa nhiều chất như vitamin, hormon, muối..
– Tăng sự dẫn thuốc vào máu và giáng hoả.
– Tăng tác dụng hành huyết, tiêu ứ.
Áp dụng: Hương phụ, Nga truật, Phụ tử…
1.2.6. Nước vo gạo (mễ trấp, mễ cam trấp)
Tính vị qui kinh: Vị ngọt, chua, qui tỳ vị kinh
Tác dụng: Khử mùi tanh, mau phân huỷ dược liệu, bài độc, kiện tỳ và kích thích tiêu hoá.
Thành phần hoá học: Chứa vitamin PP, vitamin B1, một số khoáng chất như sắt, đồng
Mục đích: – Giảm bớt tính ráo, nóng hoặc độc của vị thuốc
– Kích thích tiêu hóa, tăng tác dụng kiện tỳ, hoà vị; tăng tính nhu nhuận.
Ví dụ: Bạch truật: Để sống thanh thấp nhiệt, sao Hoàng thổ thì bổ tỳ, an thai, chỉ ẩu; sao mật thì bổ tỳ, nhuận phế; tẩm nước vo gạo sao thì chống chớ và ăn chậm tiêu ở trẻ ; sao cháy thì chỉ huyết, ấm trung tiêu.
Áp dụng: Thương truật, Bạch truật, Hoàng nàn, Ráy…
1.2.7. Sữa
Tính vị qui kinh:Vị ngọt, mặn, tính ôn, qui tỳ, vị và phế kinh
Tác dụng: Bổ dưỡng, cung cấp vitamin, muối khoáng, acid amin và một số vi chất cần thiết cho cơ thể.
Thành phần hoá học: Các vitamin, muối khoảng và acid – amin
Mục đích: Tăng dưỡng huyết, giảm tính khô táo của vị thuốc, dẫn thuốc vào tỳ.
Áp dụng: Bạch linh, Hoài sơn…
1.2.8. Mật ong
Tính vị qui kinh: Vị ngọt, tính bình, qui phế, tỳ, vị kinh
Tác dụng: Kiện tỳ, bổ khí, nhuận táo, trừ bách trùng.
Thành phần hoá học: Chứa nhiều loại vitamin A2, E, C, pantothenic, các axit folic và biotin… . Các thành phần khác như canxi, muối, magiê, ferrum, iốt, và các khoáng chất khác cần thiết. Hai loại đường là fructosse và glucose, ngoài ra có chứa nhiều thành phần hydrat cacbon.
Mục đích:   – Nhuận bổ dưỡng do xung nhiệt lượng cho cơ thể.
– Tăng độ ngọt, mùi thơm, tính ấm, giảm độ đắng độ chát và tính ráo cho thuốc.
– Bảo quản thuốc nhờ lớp caramen hạn chế tác dụng của nấm mốc, bảo vệ…..
Áp dụng: – Nhóm thuốc bổ khí, kiện tỳ: Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo…
– Các thuốc khác: Tang bạch bì, Bách bộ (nhuận phế, bình suyễn), Mạch môn, Ngũ vị tử, Bách hợp, Tử uyển , Cát cánh, Ma hoàng, Tiền hồ, Thiên môn, Viễn chí..v.v, ….
1.2.9. Hoàng thổ – Bích thổ ( Hoàng thổ chế – Bích thổ chế)
Hoàng thổ: Vị ngọt, tính bình, hơi lương;
Tác dụng: Chỉ huyết, trừ độc, thanh lỵ nhiệt.
Bích thổ:   Vị ngọt, tính ôn.
Tác dụng: ôn trung tiêu, kiện tỳ, trị hoắc loạn, lỵ.
 Thành phần: Các chất vô cơ; muối sắt (Hoàng thổ)
Mục đích:
– Rút bớt tinh dầu trong dược liệu để giảm bớt tính ráo, nóng của vị thuốc.
– Dẫn thuốc vào tỳ vị, làm tăng tính ôn, bổ và kiện tỳ của vị thuốc (do bổ sung muối nhôm, sắt và một số  nguyên tố vi lượng, đa lượng).
Áp dụng: Bạch truật, Nam truật, Hoài sơn …
1.2.10. Nước Đậu đen (Vigna cylindrica)
Tính vị qui kinh: Tính hơi ôn, vị ngọt, qui kinh thận
Tác dụng: Bổ thận, bài độc (khử được sulfates)
Thành phần hoá học: Chứa chất vi lượng molypden, chất xơ, anthocyanins, folate, magie, sắt, man gan, protein, gluxit, lipid v.v….
Mục đích: – Tăng tính qui kinh thận (Đậu đen)
– Giải độc, giảm tác dụng không mong muốn của thuốc (do chất anthoxian trong Đậu đen có tác dụng chống oxy hoá, thanh nhiệt;).
– Làm thuốc êm dịu, đỡ chát tăng tính nhuận và tính bổ cho thuốc (Đậu đen). Hiệp đồng tác dụng để trị các chứng ho, nhiều đờm, viêm loét dạ dày và điều hoà tính mãnh liệt của thuốc.
Áp dụng:   – Nước Đậu đen: Hà thủ ô, Trâu cổ, ….
1.2.11. Nước Cam thảo
Tính vị qui kinh: Vị ngọt, tính bình, qui 12 đường kinh
Tác dụng: Bổ Tỳ, bổ trung ích khí, nhuận Phế, ích tinh, điều hoà các vị thuốc, giải độc, chỉ thống.
Thành phần hoá học: Glycyrrhizic acid, glycyrrhetinic acid, glycyrrhizin, uralenic acid, liquirintigenin, isoliquiriti-genin, liquiritin, neoisoliquiritin, neoliquiritin, licurazid.
Mục đích: – Giải độc, giảm tác dụng không mong muốn của thuốc (chất Glycyrrhizin trong Cam thảo có tác dụng giải độc).
– Tăng qui kinh phế và tỳ, nhận bổ, ích khí của thuốc (Cam thảo). Hiệp đồng tác dụng để trị các chứng ho, nhiều đờm, viêm loét dạ dày và điều hoà tính mãnh liệt của thuốc.
Áp dụng: Viễn trí, Phụ tử chế,. Mã tiền, Hoàng nàn, Bạch truật, Bán hạ, Ba kích, Bách bộ…
1.2.12.Phèn chua
Thành phần hoá học: K2SO4 AL (SO4)3.24H2O
 Mục đích:  – Định hình vị thuốc, làm vị thuốc cứng, không bị nát,  đặc biệt là dược liệu có nhiều chất bột (Bán hạ, Nam tinh).
– Mất tính chất của chất nhày (Hoài sơn)
– Tăng tác dụng sát trùng và acid hoá môi trường.
1.2.13. Nước vôi
Thành phần hoá học: Ca (OH)2 và H2O
 Mục đích: – Kiềm hoá môi trường ngâm.
 – Định hình vị thuốc, đặc biệt là dược liệu có nhiều chất bột và thiếu chất nhầy như vị Bán hạ.
 – Giảm nhanh vị ngứa của Bán hạ.    
17-  SA NHÂN 
 Tính vị, qui kinhVị cay, tính ôn, vào tỳ, vị kinh;
Tác dụng: – Ôn trung, kiện tỳ hoà vị, kích thích ãn uống.
– An thai
– Hoá thấp
– Sát trùng.
Thành phần hoá học: Tinh dầu, chất cay, nhựa, tinh bột….
 Mục đích sử dụng chế biến thuốc:
– Dẫn thuốc vào tỳ, vị; ôn trung tiêu, nên có tác dụng chỉ nôn. Làm thuốc có tác dụng  kích thích tiêu hoá.
– Giảm tác dụng gây nề trệ của một số vị thuốc sinh tân dịch (Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, Thiên môn, Sa sâm, Ðảng sâm, Thục địa…) và bài thuốc (Lục vị ðịa hoàng).
– Làm giảm tính hàn, tãng tính ấm của vị thuốc (như Sinh địa chẳng hạn).
BẠCH ĐÀN-Eucalyptus sp

class="MsoNormal" style="margin-top: 6.0pt;text-align: justify;text-indent: 14.2pt">18- Mẫu lệ, cửu khổng (văn cáp)

 Tính vị, qui kinh: Vị mặn, tính bình hoặc hơi hàn
Tác dụng:– Hút nước, làm giảm bớt toan dạ dày do phản ứng trung hoà giữa thuốc và a cid.
– Cố sáp, cung cấp can xi
Ngoài ra Cửu khổng: Bình can thoái nhiệt, thanh can minh mục, thông ngũ lâm; chữa can phong váng ðầu, hoa mắt, quáng gà, sốt về ðêm.
Thành phần hoá học: Chủ yếu là muối vô cơ như Calci carbonat, calci sulfat, magnesi, nhôm, sắt, một ít chất hữu cơ…
 Mục đích sử dụng chế biến thuốc:
– Cũng như Hoạt thạch, bột Văn cáp chủ yếu làm khô táo những chất hay kết dính, làm cháy sạch và hấp phụ những chất hữu cơ có mùi khó chịu còn bám vào dược liệu cần chế biến
– Tăng phần nhiệt, phần dương cho vị thuốc.
Ngoài ra người ta còn dùng Tro bếpnước quả Bồ kết làm phụ liệu để ngâm.