Vũ Văn Đính

ĐẠI CƯƠNG

Đặc điểm:

Xuất huyết tiêu hoá cần được vận chuyển cấp cứu ngay tới khoa Hồi sức cấp cứu song song với việc hồi sức và truyền dịch.

3 nguyên nhân thường gặp là:

  • Loét dạ dày – tá tràng.
  • Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Tổn thương dạ dày – tá tràng câp tính nhâ’t là do stress.

Cần có ống soi mềm để tìm nguyên nhân.

Chẩn đoán:

Lâm sàng thường rõ nếu thấy nôn máu, phân đen.

Nếu nghi ngờ: Đặt ống thông dạ dày và thăm trực tràng.

Ước lượng mức độ mất máu: Hạ huyết áp, sốc.

Tìm nguyên nhân qua hỏi bệnh và thăm khám: Tiền sử loét dạ dày – tá tràng, nghiện rượu, khám gan, dùng thuốc hại dạ dày (aspirin, corticoid…).

XỬ TRÍ

  1. Tại chỗ

Đặt một kim tĩnh mạch ngoại biên truyền 1 lọ dung dịch mặn NaCl 0,9%.

  1. Tại xe cấp cứu

Truyền một loại dung dịch cao phân tử (Hemacel) để duy trì huyết áp tối đa là 100 ramHg.

Nếu huyết áp giảm: Bệnh nhân nằm đầu thấp chân kê caọ (bằng chiếc gối to), thở oxy’6 – 8 lít qua mũi.

  1. Tại bệnh viện

  • Hồi phục thể tích tuần hoàn bằng truyền máu.
  • Soi dạ dày là cơ bản, cần làm ngay ở bệnh nhân không có rối loạn huyết động. Nếu có chảy máu có thể làm xơ ngay.
  • Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản: Nếu không có nội soi gây xơ được, đặt một ‘ống thông Blake-More
  • Trong khi chờ đợi: Tiêm tĩnh mạch 1 – 2 mg Glypressin, 4 giờ/lần nếu không có chống chỉ định.

Các xét nghiệm cần làm ngay sau đó:

  • CTM, tiểu cầu, hematocrit, nhóm máu – Rh, đông máu
  • Đo các khí trong máu, urê, đường máu.

Chống chỉ định dùng Glypressin:

  • Tuyệt đối: sốc nhiễm khuẩn, có thai.
  • Tương đối: Suy mạch vành, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, không được điều trị, suy tuần hoàn não, hen phế quản, suy hô hấp, suy thận, tuổi trên    70.

Chú ý:

  •  Rửa dạ dày chỉ thấy nước trong chưa loại trừ được chảy máu tá tràng.
  • Không soi dạ dày nếu đang sốc.
0/50 ratings
Bình luận đóng