Các trạng thái trầm cảm nặng nhiều khi cần đến điều trị bằng thuốc nhưng triệu chứng trầm cảm có thê bị chứng lo âu che dấu (các thuốc giải lo âu nhiều khi lại làm cho trầm cảm nặng lên), chứng mất ngủ (các thuốc gây ngủ không có hiệu lực), sự lạm dụng ma tuý và những lo phiền về thực thể. ở những người cao tuổi, hiện tượng trầm cảm kéo theo các rối loạn về nhận thức (“chứng điên loạn giả”) nên có thể lẫn với hội chứng não thực thể. Trầm cảm có thể khởi phát do một số thuốc chống cao huyết áp (clonidin, methyldopa) hoặc trấn tĩnh (bromazepam, clorazepat, dorazepam)
GIAI ĐOẠN CẤP TÍNH: Thầy thuốc thực hành cần thông hiểu về dược lý của thuốc chống trầm cảm, dùng với liều tăng dần, liều dùng của thuốc sẽ thay đổi với tuổi của bệnh nhân (dùng liều thấp hơn ở những người cao tuổi); cần bàn luận với người bệnh về các tác dụng phụ, nếu sau 3-4 tuần mà các triệu chứng trầm cảm vẫn còn lưu tồn tuy đã theo đúng y lệnh và các nồng độ trong máu vẫn trong các phạm vi điều trị thì có thể chuyển sang dùng một thuốc chống trầm cảm thuộc họ khác. Trị liệu dược lý cần đi kèm với liệu pháp tâm lý duy trì.
GIAI ĐOẠN MẠN TỈNH: Một khi đã kiểm soát được triệu chứng trầm cảm, sử dụng thuốc chống trầm cảm thường được duy trì trong 6 tháng; trong 2-3 tháng cuối và nếu các điều kiện lâm sàng cho phép, liều dùng có thể giảm dần dần. Sau khi ngừng hẳn thuốc chống trầm cảm, một sự đánh giá về tình trạng của người bệnh phải được tiến hành 3 tuần sau đó và tiếp theo là sau 3 và 6 tháng.
TRỊ LIỆU Dự PHÒNG: Nếu bệnh nhân có tiền sử vài giai đoạn hưhg cảm hoặc trầm cảm trong vòng 5 năm trước thì có chỉ định trị liệu dự phòng, hoặc tiếp tục dùng thuốc chống trầm cảm với liều thích hợp hoặc trị liệu ổn định bằng muôi lithi hoặc thay bằng (Carbamazepin + valproat). Sau khoảng 2 năm thì ngừng trị liệu dự phòng và cứ 2 tháng llần lại phải đánh giá lại “khí thần” của bệnh nhân. Người bệnh cũng như gia đình họ cần được cảnh báo về nguy cơ tái phát và sự cần thiết cần đi khám chuyên khoa ngay từ khi xuất hiện trạng thái trầm cảm đầu tiên.
Trị liệu chống trẩm cảm
Vì thời hạn tác dụng của các thuốc chống trầm cảm là từ 10 ngày đến 1 tháng, nến phải đợi ít ra là 3 tuần mới nên thay đổi thuốc.
Các thuốc chống trầm cảm tăng lực tâm thần được chỉ định trong chứng trầm cảm kèm suy nhược và ức chế tâm thần vận động.
Các thuốc chống trầm cảm an thần nên được dùng trong các chứng trầm cảm lo âu, kèm biểu hiện loạn thần kinh hoặc ở bệnh nhân kích động, có xu hướng tự sát. Các thuốc này có thể nên uống vào buổi tối.
Các thuốc trầm cảm trung gian được dùng khi các yếu tố lo âu và ức chế lẫn lộn nhau.
Thầy thuốc thực hành cần làm quen với dược lý học các thuốc chống trầm cảm: dùng với liều tăng dần, liều dùng của thuốc thay đổi theo tuổi của bệnh nhân (liều thấp hơn ở người cao tuổi); cần bàn luận về các tác dụng phụ với người bệnh.
Trị liệu bằng thuốc cần đi kèm với liệu pháp tâm lý hỗ trợ.
Một khi đã kiểm soát được triệu chứng trầm cảm, dùng thuốc chống trầm cảm thường được duy trì từ 4- 6 tháng; trong 2-3 tháng cuối và nếu điều kiện lâm sàng cho phép, liều dùng sẽ có thể sẽ giảm dần. Sau khi ngừng toàn bộ thuốc chống trầm cảm, phải đánh giá tình trạng của bệnh nhân sau đó 3 tuần, và tiếp theo sau 3 và 6 tháng.