Mục lục
Tên khoa học:
Cây Ngô (Zea mays L.), họ Lúa (Poaceae)
Tên khác:
Ngọc tu mễ, Bao cốc tu, thục thử tu.
Phân biệt tính chất, đặc điểm:
Vị thuốc này có dạng những sợi râu dài, màu be tia hoặc màu nâu đỏ, thường xoăn lại thành búi, chất mềm và dai, mùi nhẹ, vị nhạt. Loại nào râu dài và tươi là loại tốt.
Thành phần hóa học:
Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo , vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Theo các nghiên cứu thời nay, râu ngô có hàm chứa các chất béo, dầu bay hơi, mỡ thực vật, chất phối đường vị đắng, chất nhớt, kiềm sinh vật và vitamin K, kích thích tố và các acid hữu cơ v.v… Có tác dụng lợi tiểu, lợi mật và cầm máu…
Tính vị và công hiệu:
Râu ngô tình bình, vị ngọt, lợi về kinh gan, thận. Có công hiệu lợi tiểu thoát nhiệt, bình gan lợi mật. Phù hợp với người viêm thận sinh ra phù thũng, cước khí, viêm gan vàng da, cao huyết áp, sỏi mật, đái đường, nôn ra máu, đổ máu cam v.v…
Bảo quản:
Để nơi khô ráo thoáng gió, phòng mốc.
Các bài thuốc từ râu ngô:
Ngọc mễ tu trà (trà râu ngô)
Râu ngô 30g – Chè 5g
Rễ cỏ tranh 30g
Hãm nước sôi uống thay trà
Dùng cho người phù nề do viêm thận, đồng thời bị cao huyết áp.
Ngọc mễ tu túc dụng ẩm (thuốc râu ngô tan nhanh)
Râu ngô tươi 1000g, cho nước.vừa phải, ninh trong 1 giờ, bỏ bã đun nhỏ lửa cô đặc, khi nào nguội, đổ 500g đường trắng vào cho hút hết nước thuốc, trộn đều, phơi khô, bỏ lọ dùng dần. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 10g; pha nước sôi cho tan mà uống.
Dùng cho người viêm thận phù nề, sỏi thận đau lưng, đái ra máu.
Ngọc mễ tu chúc (cháo râu ngô)
Râu ngô (tươi) 30g, rửa sạch thái ngăn, chần vào nước vừa mới sôi, đậy vung om 10 phút, lọc lấy nước, bã lại om lần nữa, trộn lẫn 2 nước làm 1, lọc sạch. Gạo lức 30g, cho nước vừa phải, nấu cho gạo nở bung ra, đổ nước râu ngô lọc vào trộn đều, đun thêm lát nữa là được.
Dùng cho người cao huyết áp, viêm gan mạn tính, vỉêm túi mật mạn tinh, sỏi mật, đái đương, viêm thận phù nề.
Ngọc mễ tu nhục thang (thang râu ngô thịt 3 chỉ)
Râu ngô 20g
Tiểu kế (một loại rau hoa tím, thân lá có gai, nảy mầm mùa xuân.) 15g
Hai vị trên, hầm chung với 500g thịt ba chỉ. Ăn thịt uống thang.
Dùng cho người lao thương thổ huyết và băng huyết.
Ngọc mễ tây qua hương tiêu thang (thang râu ngô, vỏ dưa, chuối tiêu)
Râu ngô vừa phải – vỏ dưa hâu vừa phải
Chuối tiêu vừa phải
Sắc uống. Chữa bệnh cao huyết áp nguyên phát.
Ngọc mễ tu đồn ô qui thang (thang râu ngô hầm rùa)
Rùa 1 con, giết bỏ đầu, chân, lòng ruột, bỏ vào nồi đất, cho râu ngô 120g, cho nước vừa phải, đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa cho chín nục, nêm muối cho vừa. Ăn rùa uống thang.
Dùng cho người thận âm hư tổn sinh ra đái đường, cao huyết áp v.v…
Ngọc mễ tu bạng nhục thang (Râu ngô mà nấu canh trai)
Râu ngô 50g – Ruột trai 120g
Bỏ vào nồi đất, đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Ăn trai uống thang. Cách 1 ngày ăn 1 lần.
Dùng cho người cao huyết áp, viêm thận cấp tính phù nề, đái đường, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm gan da vàng và viêm túi mật.
Ngọc mễ tu tửu nhưỡng (rượu cái, râu ngô)
Râu ngô 15g, bỏ vào nồi, cho nước vừa phải, đun sôi 20 phút, sau đó vớt hết râu ngô ra, cho thêm 100g rượu cái đã lên men tốt, đun sôi lên ăn.
Dùng để chữa trị bệnh phong chân.
Ngọc mễ tu xích tiểu đậu ẩm (thang râu ngô, đậu đỏ)
Râu ngô 30g (tươi 100g) – Đậu đỏ 30g
Râu ngô đựng trong túi vải, nấu chung với đậu đỏ cho tới khi đậu nhừ. Ăn đậu uống thang, ngày 1 lần. Uống liền 7 lần.
Dùng cho người tỳ hư can vượng, người chửa giai đoạn sau, đau đầu, váng đầu, người và chân tay phủ thũng, xu thế ngày càng nặng lên, kéo dài mãi không khỏi v.v…
Ngọc mễ tu cúc hoa trà (Trà râu ngô, hoa cúc)
Râu ngô 18g – Hoa cúc 6g
Hoa thảo quyết minh 10g
Hãm nước sôi, uống từ từ thay trà.
Dùng cho người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch.
Ngọc mễ tu tiễn
Râu ngô 30g – Đầu sừng trâu 15g
Đường đỏ 60g
Râu ngô sắc lấy nước bỏ bã, đầu sừng trâu mài nước cho vào, đường đỏ đánh lẫn. Uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Dùng cho người cao huyết áp, đau đầu mà căng thẳng, buồn bực trong lòng dễ tức giận, đêm ngủ không yên v.v…