Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ có tuổi thai hơn chín tháng phát triển trong buồng tử cung người mẹ. Trọng lượng của trẻ mới sinh từ 2500-3000g trở lên, chiều cao trên 45cm.

Trẻ có làn da hồng hào, mềm mại và có một ít lông tơ. Lớp mỡ dưới da đã phát triển. Thóp còn hở. Khi trẻ khóc, tiếng khóc to, khỏe và có động tác bẩm sinh là co hai tay, hai chân, bàn tay nắm lại. Trẻ sơ sinh đủ tháng và khỏe mạnh là do:

Sức khỏe sinh sản của cha mẹ tốt. Nhu cầu dinh dưỡng cho người mẹ mang thai đầy đủ. Người mẹ mang thai đã tránh được những nguy cơ xấu, chủ động đi khám đúng kì. Khi mang thai, người mẹ không tiếp xúc với hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất độc dioxin, chất phóng xạ hạt nhân, tia X, sinh con vào độ tuổi lí tưởng, không thức khuya, dậy sớm, không lao động quá sức, không dầm mình vào mưa, gió.

Biểu hiện của trẻ sơ sinh đủ tháng:

Hệ thần kinh của trẻ phát triển từ tháng thứ hai cho đến khi trưởng thành. Trẻ mới sinh ra, các trung tâm dưới vỏ não và tủy sống hoạt động mạnh, chưa có sự kiểm soát đầy đủ của vỏ não. Do vậy khi bé thức, luôn vận động tứ chi với các động tác nhanh, chưa định hướng, dễ giật mình, vỏ não ít nếp phân nhánh, chưa myelin hóa.

Hệ hô hấp của bé hít vào thể hiện thở nấc trong phút đầu, sau khi cất tiếng chào đời. Động tác thở ra, hít vào không đều. Bé thở nhanh trên sáu mươi lần trong phút. Thỉnh thoảng có cơn ngừng thở ngắn, có khi co kéo cơ hô hấp. Biểu hiện này sẽ mất trong vòng vài phút sau khi sinh. Sau đó nhịp thở ổn định chỉ còn 40-45 nhịp trong một phút. Qua ngày thứ nhất, trẻ vẫn có nhịp thở nhanh, nếu bé ngừng thở kéo dài trên mười giây, nên nghĩ đến bệnh lí.

Xúc giác của bé phát triển rất tốt từ tháng cuối của thai kì. Vuốt nhẹ trên lưng, ngực, bé sẽ thở sâu hơn. Sờ vào mí mắt bé, mắt sẽ nhắm lại. Tuyến mồ hôi chưa phát triển.

Thính giác của bé phát triển tốt. Khi có tiếng động, bé giật mình.

Khứu giác của bé phát triển chậm hơn so với các giác quan khác, nhưng có phản ứng với mùi khó chịu bằng cách hắt hơi hay vận động tứ chi mạnh…

Vị giác của bé phát triển chưa bằng trẻ lớn, nhưng đã biết phân biệt vị ngọt, ưa thích sữa mẹ. Và thích các loại sữa khác.

Thính giác của bé kém phát triển. Trẻ sơ sinh có nhãn cầu to hơn so với các trẻ ở lứa tuổi khác. Thần kinh thị giác chưa phát triển nên khi nhìn không định hướng. Có thể lác mắt nhẹ, rung nhãn cầu. Hiện tượng này mất đi trong thời kì sơ sinh.

Khi còn là bào thai: Gan trái to hơn gan phải. Sau khi sinh, áp lực máu vào gan qua tĩnh mực rốn giảm nên gan phải to hơn do ứ máu. Khi còn bào thai, gan là cơ quan tạo máu. Sau khi sinh, gan là cơ quan chuyển hóa nên chức năng dần dần hoàn chỉnh.

Sau khi cắt rốn, do thiếu oxy, một số tế bào gan bị phá hủy nên men transaminase tăng hơn so với ngày đầu. Các men chuyển hóa đầy đủ: Cacbonic annydrase, men chuyển urê thành amoniac, men chuyển hóa tyrosin… nên bé dễ bị khuếch tán máu, hạ đường huyết.

Chức năng lọc và cô đặc nước tiểu của thận còn kém, nhưng thận hoạt động từ khi còn là bào thai. Lượng nước tiểu đào thải tuần đầu: Ngày thứ nhất 20ml, ngày thứ hai 21ml, ngày thứ ba 36ml, ngày thứ tư 65ml, ngày thứ năm 103ml, ngày thứ sáu 125ml, ngày thứ bảy 147ml.

Chuyển hóa các chất của trẻ: Trẻ sơ sinh chuyển hóa nước với tỉ lệ cao hơn so với trẻ lớn. Sự phân bố nước bên trong và ngoài khác nhau. Khi trẻ mất nước, hay bị ứ nước thường có các triệu chứng như nôn, tiêu chảy, phù, đói ăn… Khả năng tiêu thụ nước ở trẻ sơ sinh từ 10-15% trọng lượng cơ thể.

Các chất điện giải: Fe, Ca, p được người mẹ cung cấp qua nhau thai khi còn là bào thai. Nhu cầu canxi photphat của trẻ sơ sinh rất cao. Canxi từ 300-600mg môi ngày, photphat từ 200-400mg mỗi ngày.

Thời gian trẻ bú sữa mẹ, những chất này cơ thể mẹ phải tiếp tục được cung cấp. Những trẻ nuôi bằng sữa bò thường bị thiếu hụt những chất này. Vì vậy trẻ ăn sữa bò cần bổ sung protoxalat Fe sau tháng thứ nhất và vitamin D2. Nếu trẻ bị rối loạn canxi, Fe kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến tuyến phó giáp trạng và sự phát triển hệ xương cùng toàn bộ cơ thể.

Muốn trẻ khỏe mạnh cần cho trẻ bú sữa mẹ. Trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt, khoảng 18-24 tháng.

Hàng ngày, cần tắm rửa cho trẻ một lần, đặc biệt chú ý các chỗ kín như vành tai, khe tai, nếp cổ, gáy, nách, bẹn, các khe các ngón tay, ngón chân. Mùa nóng cũng như mùa rét cần tắm cho trẻ bằng nước ấm. Tắm cho trẻ trong phòng sáng, thoáng, tránh gió lùa. Khi tắm cho trẻ không để nước vào tai. Sau khi tắm xong, lau khô, ủ ấm và mặc quần áo sạch, ngoáy tai, ngoáy mũi.

0/50 ratings
Bình luận đóng