Tên khoa học:

Sài hồ (Bepleurum chinense DC.) thuộc họ Hoa tán ( Umbelliferae). Cũng có cây Sài hồ tên khoa học là Bupleurum scorzoneraefolium Willd dùng rễ hoặc toàn cây làm thuốc như nhau.

Tên tiếng Trung: 柴胡

 Bắc sài hồ
Bắc sài hồ

Vị thuốc Sài hồ còn gọi Bắc sài hồ, sà diệp sài hồ, trúc diệp sài hồ. (Màu sắc vàng, hình dài, da mềm là tốt, sắc vàng nhợt, mềm mà lớn gọi là Ngân sài hồ, chữa chứng Can lao và 5 chứng lao, gầy yếu).

Thành phần chủ yếu:

Trong Sài hồ có chừng 0,50% chất saponin, một chất rượu gọi là Bupleurumola, phytosterola và một ít tinh dầu. Trong thân và lá có chất rutin.

Liều lượng thường dùng: 4 -16g.

Chú ý lúc dùng thuốc:

Theo một số tác giả không nên dùng Sài hồ trong những trường hợp sau: ho do phế âm hư, triều nhiệt ( sốt có định kỳ). Đối với bệnh nhân huyết áp cao có triệu chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt ( hội chứng can hỏa thượng nghịch).

Sài hồ không nên dùng liều cao vì có thể làm tăng bệnh, thậm chí gây xuất huyết.

Trường hợp lao phổi nếu có biểu chứng, can khí uất nên dùng Sài hồ lượng ít độ 4 – 6g.

Sài hồ thường dùng chung với Bạch thược để tăng tác dụng thư can trấn thống vừa để làm dịu tính kích thích của sài hồ đối với cơ thể.

Vị thuốc Sài hồ
Vị thuốc Sài hồ

Khí vị:

Vị đắng, tính hơi hàn, không độc, đưa lên là thuốc dương trong âm dược, vào 2 kinh Can và Đởm, ghét Lê lô, Tạo giác, kỵ lửa, đồng và sắt, dùng Bán hạ làm sứ.

Chủ dụng:

Tả Can hỏa, ngực sườn đau nhức, trừ chứng phiền nhiệt, đờm kết dưới Tâm, tan khí ngưng huyết tụ ở các kinh, trừ tê thấp co quắp, ở tạng chủ về huyết, ở kinh chủ về khí, chữa thai tiền, sản hậu, kinh mạch không điều hòa, nhiệt nhập huyết thất, khí dược, huyết dược đều có thể cho thêm vào mà dùng, chủ trị thương hàn, nóng rét qua lại, tai điếc, miệng đắng, chữa chứng ôn ngược, kết hung, đờm thực, đầu choáng, mắt đỏ.

Kỵ dụng:

Nếu khí hư thì chẳng qua dùng chút ít giúp Sâm, Kỳ, Truật, chứ không phải dùng Sài hồ để thoái nhiệt. Nếu gặp bệnh hư lao mà lại dùng Sài hồ thì không chết sao được. Nếu bệnh lao do Phế do Vị mà dùng nó thì càng gây tai họa tổn thương, hao tán, nếu bệnh ở Thái dương kinh mà dùng nó sớm quá thì khác nào dẫn giặc vào nhà. Cũng như bệnh ở âm kinh mà dùng Sài hồ thì phần biểu sẽ bị tổn thương. Người đời không hiểu tác dụng của Sài hồ, cứ mỗi lúc gặp bệnh thương hàn truyền kinh mà cứ dùng bừa, lại càng làm tổn thương phần biểu, giết người rất chóng. Nếu nguyên khí hư ở trong, đi ngoài sền sệt, âm hư nhiều hỏa, nhiều mồ hôi mà uống nhầm thì chết.

Cách chế:

Chữa ngoại cảm thì dùng sống, chữa nội thương làm cho khí thăng lên thì tẩm Rượu sao 3 lần, ho và nhiều mồ hôi thì tẩm Mật và Nước sao. Muốn cho đi lên thì dùng đầu rễ, muốn cho đi xuống thì dùng đuôi rễ.

Nhận xét:

Sài hồ là thuốc của Thiếu dương kinh (bán biểu bán lý), về chứng trạng thì có lúc nóng như lửa, người gầy trơ xương, đó là chứng lao, nóng từ xương tủy nóng ra, dùng thuốc cứng mạnh thì khí huyết càng hư thêm, không dùng Sài hồ thì làm sao khỏi được, như cơn nóng buổi sáng sớm, trong lòng phiền nóng, nhiệt nhập huyết thất thì nhất định phải dùng Sài hồ. Lý Thời Trân nói: Hoàng cầm thoái được nhiệt là vì hàn có thể thắng nhiệt, trừ tận gốc của hỏa. Sài hồ lui được nhiệt là vì vị đắng đưa nhiệt thoát ra, tan phần ngọn của hỏa, thực có tác dụng lui nhiệt, đưa khí dương thăng lên, để phát huy tác dụng của khí huyết, chỉ có chứng lao nhiệt ở Can kinh thì riêng có Ngân Sài hồ, cũng không phải dùng Tiểu Sài hồ.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Tỳ vị luận”

Bài Bổ trung ích khí thang

Hoàng kỳ 16g, Nhân sâm 8g, Bạch truật 12g, Sài hồ 6-10g, Chích cam thảo 4g, Đương quy 10g, Trần bì 4-6g, Thăng ma 4- 6g. Có tác dụng ích khí, thăng dương, điều bổ Tỳ Vị.

Trị Tỳ Vị khí hư hạ hãm, mạch hư hoăc hư đai, tỉnh thần mệt mỏi, sợ lạnh, tự ra mồ hôi hoặc phát sốt, trung khỉ hạ hãm, trị lòi dom, sa Tử cung, sa Dạ dày, thoát vị bẹn, tiếu tiện không cầm được, phụ nữ băng lậu thuộc chứng khí bất nhiếp huyết, trị đau thắt Thận do sỏi di chuyển, Bạch cầu giảm, động kinh, ù tai, mất ngủ, di tinh, tiếu đục, trẻ nhỏ lồng ruột, viêm Gan mạn tỉnh.

“Cảnh Nhạc toàn thư”

Bài Bổ âm ích khí tiễn (Là bài Bổ trung ích khí bỏ Bạch truật, Hoàng kỳ, thêm Thục địa, Hoài sơn). Nhân sâm 10g Đương quy 10, Hoài sơn 10g, Thục địa 20-30g, Chích thảo 4g, Trần bì 4g,Thăng ma 4g, Sài hồ 8g, Sinh Khương 3 nhát. Chủ trị

lao lực hại âm, âm hư ở trong dẫn đến ngoại cảm không giải. Âm khí bất túc, ngoại tà xâm nhập dùng bài này để thăng tán rất hiệu nghiệm. Bệnh trĩ thể nhiệt nên dùng bài này gia vị để điều trị thường có hiệu quả tốt.

“Kim quỹ yếu lược”

  • Bài Đại sài hồ thang

Sài hồ 12g, Bán hạ 6-8g, Chỉ thực 4g, Hoàng cầm 6g, Đại hoàng 2-4, Bạch thược 6g, Đại táo 5g.

(Nếu không nóng quá hoặc táo bón có thể không dùng Đại hoàng). Sắc, chia 3 lần uống trong ngày.

Có tác dụng ngoài giải Thiếu dương, trong tả nhiệt kết.

Trị lúc nóng, lúc lạnh, ngực sườn đầy đau, nôn mửa không cầm, phiền nhiệt, dưới Tim đầy tức hoặc trướng đau, táo bónrêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, hữu lưc.

  • Bài Tiểu sài hồ thang

Sài hồ 10g, Nhân sâm 6g, Bán hạ 8g, Đại táo 6g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, Hoàng cầm 6g.

Có tác dụng hãn, thố, hạ, thường chữa các chimg sốt, khi nóng, khi lạnh, hoặc có cảm giác đầy tức sườn ngực, miệng đắng, rêu lưỡi trắng, họng khô, nôn ọe và những di chứng sau cảm cúm.

Thường dùng chữa sốt ở trẻ em.

Thuốc chỉ dùng khi cả mạch và chứng đều thực, không được dùng trong trường hơp mạch vi nhươc và cơ bụng yếu nhão.

“Nội kinh thập di phương luận”

Bài Sài bình thang

Là bài Tiểu sài hồ thang hơp với bài Bình vị tán, có tác dụng hòa giải Thiếu dương, táo thấp, kiện Tỳ.

Trị chứng thấp ngược, toàn thân đau nhức, tay chân nặng nề, rét nhiều, nóng ít, mạch nhu.

0/50 ratings
Bình luận đóng