Vương bất lưu hành
Vương bất lưu hành

Vương bất lưu hành ( 王不留行 )

Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Vương bất lưu hành (Xuất xứ: Bản kinh)

– Tên khác: Bất lưu hành (不留行), Vương bất lưu hành (王不流行), Tiễn kim hoa (剪金花), Kim tiễn đao thảo (金剪刀草), Kim trản ngân đài (金盏银台), Mạch lam tử (麦蓝子).

– Tên Trung văn: 王不留行 WANGBULIUXING

– Tên Anh văn:

“CowherbSeed,SeedofCowherb,SeedofCow-fat,SeedofCow-soapwort”

– Tên La tinh:

Vaccaria segtalis(Neck.)Garcke[Saponaria sagetalis Neck.;Vacaria pyramidata

– Nguồn gốc: Là hạt của Mạch lam thái thực vật họ Thạch Trúc.

Mạch lam thái Vaccaria segetalis Garcke

Dược liệu Vương bất lưu hành SEMEN VACCARIAE

– Phân bố –

Ngoài Hoa Nam ra, các vùng Trung Quốc đều có phân bố.

– Thu hoạch –

Tháng 4, 5 lúc lúa mạch chín thu hoạch (Vùng Đông Bắc là vào mùa thu), cắt lấy toàn thảo, phơi khô, khiến quả tự nhiên tách ra, sau đó đánh hạt rơi xuống, bỏ đi tạp chất, phơi khô.

Bào chế

Sảy sạch tạp chất, bỏ vào trong nồi, dùng lửa nhỏ sao đến nổ nứt ra 6, 7 phần lấy ra, để nguội.

Tính vị

– Trung dược học: Đắng, bình.

– Bản kinh: Vị đắng, bình.

– Ngô phổ bản thảo: Kì Bá, Lôi Công: Ngọt.

– Biệt lục: Ngọt, bình, không độc.

– Bản thảo tiện độc: Đắng vừa cay, bình.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Can, Vị.

– Cương mục: Dương Minh, xung, nhâm.

– Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Tâm, Can.

Công dụng và chủ trị

Hành huyết thông kinh, thúc dục sinh xuống sữa, tiêu sưng thu liễm vết thương.

Trị phụ nữ kinh bế, sữa không thông, khó sanh, huyết lâm, nhọt sưng, vêế thương do kim khí xuất huyết.

Thông kinh xuống sữa: Dùng trị kinh bế và sữa không xuống.

Vương bất lưu hành trị sữa nhiều maàkhông thông; nếu chứng hư sữa ít cần phối dùng thuốc bổ ích khí huyết.

Hoạt huyết tiêu sưng: Dùng trị khối sưng ứ huyết và nhọt vết thương sưng độc.

– Bản kinh: Chủ vết thương do kim khí, cầm máu đuổi đau, ra gai nhọn, trừ phong tý lạnh bên trong.

– Biệt lục: Ngừng tâm phiền mũi chảy máu cam, ung nhọt vết thương ghẻ độc, vú nhọt rò, đàn bà sanh khó.

– Dược tính luận: Trị phong độc, thông huyết mạch.

– Nhật Hoa tử bản thảo: Trị phát bối, du phong, phong chẩn, đàn bà huyết kinh không đều và sanh khó.

– Trân châu nang: Đạo dẫn mẹ con, lợi vết thương nhọt loét, chủ trị lỵ.

– Cương mục: Lợi tiều tiện.

– Bản thảo tòng tân: Trị đinh nhọt.

Kiêng kỵ

– Bản thảo kinh sơ: Đàn bà có thai chớ uống.

– Bản thảo hối ngôn: Bệnh thất huyết, bệnh băng lậu đều nên kỵ vậy.

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 5 ~ 10g. Dùng ngoài lượng thích hợp.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hoá học: Hàm chứa 4 loại vac- segoside A, B, C, D; còn hàm chứa flavonoid , như vaccarin, isosaponarin; ngoài ra còn hàm chứa phytin, phospholipid, stigmasterol v.v…
  2. Tác dụng dược lý:

Thuốc sắc nước đối với chuột nhắt có tác dụng chống cấy ghép (đưa phôi vào tử cung), chống mang thai sớm. Dịch chiết nước và dịch chiết ether đều có tác dụng chống ung thư.

– Phụ phương –

Vương bất lưu hành giỏi về hành huyết biết danh tuy có mệnh lệnh của vua nhưng cũng không thể lưu giữ lại được tính hành của nó, cho nên gọi là Vương bất lưu hành, chảy máu không cầm, nó có thể cầm máu. Trong phụ khoa, Vương bất lưu hành là lương dược phát nhũ, thường cùng dùng với Xuyên sơn giáp, tục ngữ có nói “Có Xuyên sơn giáp, Vương bất hành, đàn bà uống vào sữa chảy dài”, có thể thấy tác dụng thông sữa của bổn phẩm là rất rõ ràng.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị huyết lâm không ngừng: Vương bất lưu hành 1 lượng, Đương qui thân, Xuyên tục đoạn, Bạch thược dược, Đan sâm đều 2 chỉ, phân làm 2 thang, sắc nước uống.

(Đông hiên sản khoa phương)

+ Phương thuốc 2:

Trị các chứng lâm và tiểu tiện thường không lợi, trong âm đau, ngày phát vài chục lần, đó là do hư nhiệt lao tổn gây ra: Thạch vi (bỏ lông), Hoạt thạch, Cù mạch, Vương bất lưu hành, Quỳ tử đều 2 lượng. Giã sàng nghiền nhỏ. Mỗi lần uống thìa 1 tấc vuông, ngày uống 3 lần.

(Ngoại Đài)

+ Phương thuốc 3:

Trị ung nhọt sưng: Vương bất lưu hành (nghiền nhỏ) 2 thăng, Cam thảo 5 lượng, Dã cát (冶葛) 2 lượng, Quế tâm 4 lượng, Đương qui 4 lượng. Năm vị trên hợp sàng. Dùng rượu uống thìa 1 tấc vuông, ngày 3 lần đêm 1 lần.

(Y tâm phương – Vương bất lưu hành tán)

+ Phương thuốc 4:

Trị vú ung nhọt mới phát: Vương bất lưu hành 1 lượng, Bồ công anh, Qua lâu nhân đều 5 chỉ, Đương qui ngọn 3 chỉ. Rượu sắc uống.

(Bản thảo hối ngôn)

+ Phương thuốc 5:

Trị sau phân ra huyết: Bột Vương bất lưu hành, nước uống 1 chỉ.

(Thánh tể tổng lục)

+ Phương thuốc 6:

Trị đầu phong vẩy trắng: Vương bất lưu hành, Hương bạch chỉ phân lượng bằng nhau nghiền nhỏ, khô thấm 1 đêm, chải bỏ.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 7: Dùng Vương bất lưu hành 15g, Xuyên sơn giáp 25g điều trị chứng thiếu sữa, phụ trợ hầm với móng heo, mỗi tối trước khi đi ngủ ăn thịt uống nước. Người huyết hư, gia dùng Tứ vật thang. Điều trị 5 ca chứng thiếu sữa, đều thu được hiệu quả xuống sữa không cùng trình độ.

(Xích cước y sinh tạp chí, 1975,(8):26)

+ Phương thuốc 8:

Dùng Bồ công anh 50g, Vương bất lưu hành 25g, sắc nước uống, tất cả trị 28 ca viêm tuyến vú cấp tính. Kết quả đều uống 1 thang chuyển biến tốt rõ rệt, 2 ~3 thang bệnh khỏi, không 1 ca nào hoá mủ.

(Giang Tây Trung y dược 1986, (2):46).

0/50 ratings
Bình luận đóng