Khó thở là triệu chứng chủ quan, cảm thấy không bình thường, không thoải mái khi thở.
Phác đồ điều trị khó thở
Khai thông đường thở
Lựa chọn các kỹ thuật tuỳ theo nguyên nhân và mức độ nặng:
Tư thế nằm đầu cao, tư thế ngồi cố ưỡn, tư thế đầu thấp trong trường hợp khó thở do thiếu máu – giảm khối lượng tuần hoàn.
Đặt canuyn Mayo chống tụt lưới.
Hút đờm dài, hút rửa phế quản nếu có ứ đọng.
Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu có nguy cơ sặc.
Nghiệm pháp Heimlich nêu nghi ngờ có dị vật đường thở.
Đặt nội khí quản (hoặc mở khí quản) trong trường hợp nặng.
Thở Oxy
Phần lớn các trường hợp bệnh nhân cần bổ sung oxy. Mục tiêu là duy trì SpO2 ≥ 92%. Có nhiều lựa chọn:
Xông mũi: FiO2 tối đa đặt xấp xỉ 40% (6 lít/phút).
Mặt nạ: FiO2 tối đa đặt xấp xỉ 60% (8 lít/phút).
Mặt nạ có túi dự trữ: FiO2 tối đa đặt xấp xỉ 80% (9 lít/phút).
Trường hợp suy hô hấp mạn, có tăng CO2 chưa được thông khi nhân tạo cho thờ oxy liều thấp < 2lít/phút.
Thông khi nhân tạo
Bóp bóng, thổi ngạt: chú ý ưỡn cổ bệnh nhân nếu chưa đặt nội khí quản.
Thông khí nhân tạo bằng máy
Thông khí nhân tạo không xâm nhập qua mặt nạ: CPAP, BiPAP nếu có chỉ định. Thông khí nhân tạo qua ống nội khi quản/mở khí quản: áp dụng cho các trường hợp suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy và thông khí nhân tạo không xâm nhập.
Phát hiện và xử trí nguyên nhân
Tràn khi màng phổi: mở dẫn lưu hút khí màng phổi.
Tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim: chọc tháo dịch màng phổi, màng tim.
Gãy xương sườn, màng sườn di động: cố định lại xương sườn.
Dị vật đường thở, co thắt phế quản, phù nề thanh quản: soi phế quản gắp dị vật, dùng các thuốc giãn phế quản.
Phù phổi cấp, tăng gánh thể tích: dùng lợi tiểu, thuốc trợ tim…