Mục lục
- Gà nấu cải thìa.
- Tôm nõn nấu với đậu đũa.
- Cháo dưỡng thai.
- Trứng cuốn thịt
- Xương sườn xào với tương.
- Thịt trộn miến đậu
- Thịt gà sợi tròn.
- Cải bẹ chưng thịt bò.
- Cánh gà nấu nước cà chua.
- Gan lợn nấu chua ngọt.
- Thịt bò xào dưa chua:
- Thịt nấu bí đỏ.
- Tôm chưng.
- Canh thịt nấu cải bẹ.
- Canh thịt, bí đao, rau câu.
- Canh gà nấu rễ cây gai.
- Canh nho khô hạt sen.
- Cá bạc rán trứng.
- Thịt kho cá ướp muối.
- Xương sườn hầm giấm đường.
- Măng khô xào cà chua.
- Rau cần trộn đậu phụ khô.
- Cá Lô nâu rễ gai.
- Cháo đậu đen tục đoạn.
- Cháo đậu phụ.
- Trứng gà nấu gừng tươi, ngải cứu.
- Thịt bò hầm khoai tây.
- Đậu phụ nấu nấm.
- Gân móng lợn luộc.
Gà nấu cải thìa.
Nguyên liệu:
- 1kg cải thìa.
- Thịt thăn gà.
- 50 g dầu thực vật
- 4 g muối
- 2 g mì chính
- 10 g rượu
- 50g sữa bò
- 10g bột năng
- Hành, nước vừa đủ.
Cách chế biến:
- Cải thìa nhặt sạch, bỏ rễ, rửa sạch, cắt khúc 10cm, trần qua nước sôi rồi rửa lại bằng nước lạnh, để ráo nước.
- Phi hành rồi cho rượu, nước sôi, muối vào, sau đó cho thịt gà và cải thìa vào đun to lửa. Cuối cùng cho mì chính, bột vào là được.
Món ăn này ngon, mềm, giàu protein, canxi, photpho, sắt, vitamin C.
Tôm nõn nấu với đậu đũa.
Nguyên liệu:
- 500g đậu đũa
- 20g tôm nõn nhỏ.
- 10g dầu
- 10g rượu
- 4g muối ăn
- 2g mì chính
- Nước sôi vừa đủ.
Cách chế biến:
- Đậu đũa nhặt, rửa sạch, cắt khúc dài 5cm.
- Tôm nõn rửa sạch, ngâm nước nóng cho mềm, vớt ra để ráo nước giã nhỏ.
- Đặt nồi lên bếp, cho dầu vào đun nóng, cho đậu vào xào sau đó múc đậu đũa ra đĩa. Tiếp tục, cho hành, tôm nõn vào đảo qua rồi đổ đậu đũa vào xào trộn đều. Cho rượu, muôi, mì chính, nước sôi vào; đun to lửa, tới khi khô, bắc ra.
Yêu cầu: món có màu xanh cánh trả, hương vị thơm ngon, đậu đũa có vị mặn.
Tác dụng: Có tác dụng trung ích khí, bổ thận, kiện tỳ, tiêu khát vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, vitamin các loại, sắt, kẽm…
Cháo dưỡng thai.
Nguyên liệu:
- 18g A giao
- 6g long cốt
- 3g ngải diệp
- 60g gạo nếp.
Cách chế biến:
A giao nướng vàng, tán mịn, long cốt và ngải diệp giã vụn. Cho nước vừa phải, nấu thành cháo.
Tác dụng: an thai, ôn kinh chỉ thống, trị đau bụng do hư hàn, các chứng băng lậu, kinh nguyệt quá nhiều.
Trứng cuốn thịt
Nguyên liệu:
- 4 quả trứng gà
- 250g thịt nửa nạc nửa mỡ
- Hành, dầu, rượu, nước tương, muối, bột vừa đủ.
Cách chế biến:
- Đánh đều trứng, cho 1 ít nước vào bột, tiếp tục đánh đều, dùng dầu tráng trứng thành 2 miếng mỏng.
- Thịt thái sợi, cho vào 1 bát to. Cho nước tương, rượu, muối hành băm nhỏ vào sau đó đánh đều theo 1 hướng, khi thấy dính dẻo là được.
- Trải trứng ra, bôi lên mặt một ít bột, sau đó lấy thịt đã đánh xong quện đều lên mặt trứng, dày khoảng 0,5cm. Sau đó cuốn trứng với thịt lại. bôi bột ở hai đầu cuộn trứng thịt đó để không bị rớt ra ngoài.
- Đem cuộn chả trứng đó chưng cách thuỷ khoảng 15 phút, xong lấy ra thái thành từng lát dày khoảng 1cm, đặt lên đĩa là xong.
Xương sườn xào với tương.
Nguyên liệu:
Xương sườn : 1kg
Dầu ăn : 2 muỗng canh
Tương ngọt : 2 muỗng canh
Cà chua : 2 quả
Tỏi : 1 muỗng canh băm nhỏ
Đường: vừa đủ.
Cách chế biến:
- Cà chua rửa sạch, thái lát đặt xung quanh đĩa.
- Xương sườn nấu với nước khoảng 20 phút, chín mềm thì vớt ra.
- Cho dầu ăn vào nồi đun nóng, rồi đổ tương ngọt và tỏi vào, xào thơm xong bỏ xương đã nấu chín mềm vào cùng xào một lúc. sau đó đổ nước xương vào nấu, thêm một ít đường và gia vị. Đun nhỏ lửa đến khi khô cho ra đĩa.
Tác dụng: Tăng dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai vì giàu protein, mõ, đường,; canxi, photpho, kẽm, vitamin C…
Thịt trộn miến đậu
Nguyên liệu:
- Miến đậu vành : 100g
- Thịt nạc : 150g
- Hành, chân giò, cải thìa, cà rốt, nấm hương vừa đủ.
- Nước tương : 2 thìa canh.
- Dấm, muối, đường mỗi thứ một ít.
- Dầu ăn : 3 thìa canh.
Cách chế biến:
- Thịt nạc, chân giò hun khói, cải thìa, cà rốt, nấm hương rửa sạch thái sợi.
- Miến nấu chín, chần qua nước lạnh cho nguội.
- Cho một thìa canh dầu ăn vào nồi, đổ thịt nạc sợi vào xào chín, sau đó cho chân giò hun khói, cải thìa, cà rốt, nấm hương vào xào chín, nêm gia vị vừa đủ. Khi ăn trộn đều.
Thịt gà sợi tròn.
Nguyên liệu:
- Thịt gà : 100g
- Dưa chuột : 400g
- Cà rốt : 100g
- Kim Châm : 100g
- Tỏi: 2 củ
- Dầu vừng. nước tương, muối. dấm vừa đủ.
Cách chế biến:
- Thịt gà rửa sạch, luộc chín, xé thành sợi.
- Dưa chuột, cà rốt rửa sạch, thái sợi.
- Kim châm rửa sạch, tỏi bóc vỏ, giã nhỏ.
- Ướp dưa chuột và cà rốt bằng muối rồi vắt bỏ nước. Kim châm ngâm nước sôi cho chín.
- Cho thịt gà, dưa chuột, cà rốt, kim châm vào một cái bát to, cho dầu vừng, tỏi giã nhỏ, nước tương và các gia vị khác vào trộn đều là được.
Cải bẹ chưng thịt bò.
Nguyên liệu:
- Thịt bò : 200g
- Cải bẹ : 50g
- Nước tương : 2 thìa
- Đường đỏ : 1/2 thìa
- Bột: 1 thìa
- Dầu ăn : 1 thìa canh
- Hạt tiêu, đường trắng vừa đủ.
Cách chế biến:
- Thịt bò, cải bẹ rửa sạch thái lát. Cho nước tương, đường đỏ, tinh bột, dầu ăn, hạt tiêu, nước và thịt bò trộn đều, ướp khoang 10 phút.
- Cho một ít đường vào cải bẹ trộn đều sau đó trộn chung với thịt.
- Cho tất cả vào nồi nấu khoảng 15 phút cho đến khi thịt bò chín là được.
Cánh gà nấu nước cà chua.
Nguyên liệu:
- Cánh gà : 2 cái
- Rượu nho trắng : 3 thìa canh
- Nước cà chua : 4 thìa canh
- Nước : 1 bát
- Dầu ăn : 3 thìa canh
- Muối, hạt tiêu, bột ngọt vừa đủ.
Cách chế biến:
Cánh gà rửa sạch, chặt miếng, cho một ít muối, hạt tiêu trộn đều.
Cho 3 thìa canh dầu vào nồi rồi rán cánh gà trong 5 phút, đến khi chín vàng, bắc xuống chắt bỏ dầu.
Cho cánh gà vào nồi sâu, cho rượu nho trắng, nước cà chua, nước lã, nấu trong khoảng 15-20 phút, trộn đều là được.
Gan lợn nấu chua ngọt.
Nguyên liệu:
- Gan lợn : 250g
- Dứa đã gọt vỏ : 75g
- Mộc nhĩ : 30g
- Dầu vừng : 7g
- Đường trắng : 20g
- Dấm : 10g
- Nước tương : 7g
- Bột năng : 35g
- Dầu ăn : 500g – Hành hoa vừa đủ.
Cách chế biến:
- Gan và dứa thái thành lát mỏng để riêng. Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch xé thành miếng nhỏ.
- Cho gan, nước tương, bột năng vào bát trộn đều.
- Đặt nồi lên bếp, đổ dầu vào đun nóng già, cho gan vào rán chín vớt ra chắt bỏ dầu. Tiếp tục cho hành đã thái. Cùng mộc nhĩ, chứa vào nồi vừa ,rán đảo qua, sau đó cho rấm đường trắng, đun sôi. Xong cho gan vào xào đều, rưới dầu vừng lên là được.
Yêu cầu: Mùi vị thơm ngon, chua, ngọt mềm hợp khẩu vị.
Tác dụng:
- Dùng cho phụ nữ có thai để phòng thiếu máu vì có nhiều chất dinh dưỡng: sắt, kẽm, vitamin A, D, B12.
Thịt bò xào dưa chua:
Nguyên liệu:
- – Thịt bò :250g- Dưa chua :250g- Đường : 1 thìa canh- Nước tương: 2 thìa nhỏ- Bột sống: 2 thìa
– Dầu lạc: 3 thìa canh
– Một ít muối
Cách chế biến:
- Thịt bò rửa sạch làm nhỏ, đổ nước tương và bột sống vào trộn đều .
- Dưa chua rửa sạch vắt hết nước cũng băm nhỏ.
- Đổ một thìa canh dầu vào thịt, trộn đều. Cho một thìa canh dầu vào nồi đun nóng xào chín thịt bò để sẵn.
- Dùng 1 thìa canh dầu đê xào dưa chua, cho đường và một ít muôi, sau đó đô thịt bò vào xào cùng là được.
Thịt nấu bí đỏ.
Nguyên liệu:
- Bí đỏ: 1 quả già
- Thịt lợn: 500g (cả bì)
Nước tương :40g
- Nước chao 10g
- Đường đỏ, rượu nếp : 15g
- Gạo nếp : 100g
- Hành, hạt tiêu, gừng, nước sôi mỗi thứ 1 ít.
Cách chế biến:
– Bí đỏ để cả cuống, dùng dao cắt xung quanh cuống theo hình vuông thành nắp đậy, moi bỏ ruột, thịt lợn rửa sạch, thái lát dày khoảng 0,3cm; dài 5cm. Gạo nếp và hạt tiêu trộn đều cho vào nồi rang vàng, tán thành bột. Hành và gừng thái nhỏ.
– Cho hành, gừng vào thịt cùng nước cháo, nước tương, đường đỏ, rượu nếp, nước sôi trộn đều, sau đó cho gạo vào trộn tiếp. Cho tất cả vào quả bí đỏ, đậy nắp lại và đặt quả bí lên vỉ chưng đến khi chín nhừ thì lấy ra.
Yêu cầu:
Thịt mềm, bí ngọt, thơm ngon, có chứa nhiều protein, mỡ, đường, canxi, photpho, chất sắt, kẽm, vitamin C…
Tác dụng:
Bí đỏ tính hàn, vị ngọt, giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng trị ho, sáng mắt, tiêu đờm, chỉ thống.
Tôm chưng.
Nguyên liệu:
– Tôm to, để cả vỏ: 500g
– Dầu vừng: 10g
– Rượu: 15g
– Nước: 15g
– Mì chính
– Dấm
– Nước sôi
– Hành, gừng, hạt tiêu vừa đủ.
Cách chế biến:
- Tôm rửa sạch, cắt bỏ chân, râu, lột bỏ đầu, cắt thành 4 đoạn. Hành thái sợi. gừng 1 nửa thái lát, một nửa thái nhỏ.
- Cho tôm vào bát chưng, cho rượu, mì chính, hành, gừng lát, hạt tiêu, nước sôi đun chừng khoảng 15 phút lấy ra, vớt bỏ hành, gừng, hạt tiêu cho ra mâm.
- Dùng dấm, nước tương, gừng băm nhỏ và dầu vừng pha thành nước chấm để ăn.
Yêu cầu:
Món này có màu hồng tươi, ăn hợp khẩu vị, chứa nhiều chất bổ dưỡng.
Canh thịt nấu cải bẹ.
Nguyên liệu:
- Thịt lợn nạc : 100g
- Cải bẹ : 50g
- Rau thơm, dầu vừng, muối, mì chính, rượu, nước vừa đủ.
Cách chế biến:
- Thịt nạc rửa sạch, thái thành từng sợi nhỏ. Cải bẹ nhặt rửa sạch, thái sợi. Rau thơm rửa sạch thái thành đoạn.
- Đun nước sôi, sau đó cho thịt, cải bẹ đã thái sợi vào đun tiếp. Khi chín, cho muối, gia vị, rượu, rau thơm, dầu vừng vào là được.
Yêu cầu:
Canh thịt mềm, thơm ngon, mát.
Tác dụng:
Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, giàu khoáng chất và vitamin, rất bổ với phụ nữ có thai.
Canh thịt, bí đao, rau câu.
Nguyên liệu:
- Rau câu : 1 miếng
- Bí đao : 300g
- Thịt nạc : 80g
- Trứng gà : 1 quả
- Gừng, lạc, đường, bột sống mỗi thứ một ít.
- Gia vị vừa đủ.
Cách chế biến:
- Rau câu rửa sạch bằng nước sôi, xé thành miếng nhỏ. Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Thịt nạc thái miếng vuông nhỏ, cho gia vị vào trộn đều. Trứng gà đánh đều để sẵn.
- Đun sôi nước, cho gừng và bí đao vào. Khi nước sôi lại, vớt gừng ra. cho thịt và rau câu vào nồi đun tiếp cho đến khi thịt chín, đổ trứng gà vào, nêm mắm muối gia vị vừa ăn là được.
Canh gà nấu rễ cây gai.
Nguyên liệu:
- Rễ cây gai khô : 30g
- Một con gà to
- Muối, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến:
- Gà làm thịt, bỏ ruột. Rễ cây gai rửa sạch, cắt lát, lấy vải bọc lại.
- Cho rễ cây gai vào bụng gà, cho gà vào nồi sành, đổ nước ngập gà, hầm khoảng 2 giờ, sau đó lấy túi rễ gai ra, nêm gia vị vừa đủ.
Tác dụng:
Có tác dụng bổ âm dưỡng huyết, an thai, điều kinh. Trị các bệnh phụ nữ hay bị sẩv thai, băng lậu, bạch đới quá nhiều. Mỗi ngày nấu 1 lần, chia làm 2 bữa.
Canh nho khô hạt sen.
Nguyên liệu:
- Nho khô : 30 – 50g
- Hạt sen : 100g
Cách chế biến:
- Hạt sen bỏ tâm, cho vào nồi sành cùng nho khô, đổ vào khoảng 800ml nước, nấu đến khi sôi thì để nhỏ lửa hầm đên khi hạt sen chín nhừ là được.
- Ăn cả cái lẫn nước.
Tác dụng:
- An thai, trị các chứng phụ nữ mang thai tỳ thận hư nhược động thai.
- Mỗi ngày ăn 1 lần, dùng nóng, trong 10 ngày liên tiếp rất có hiệu quả.
Cá bạc rán trứng.
Nguyên liệu:
- Cá bạc : 200g
- Trứng gà : 10 quả
- Dầu lạc, muối, mì chính, hành, rượu, hạt tiêu vừa đủ.
Cách chế biến:
Cá làm sạch, bỏ đầu, để ráo nước rồi cho vào bát ướp muối, hạt tiêu, hành.
- Đun dầu lạc nóng già rồi cho cá vào rán chín, xong vớt ra cho cá vào bát trứng gà đã đánh đều, cho mì chính vào đảo đều.
- Đun dầu nóng, đổ bát trứng vào rán cho đến khi 2 mặt vàng, rưới rượu vào rán thêm 1 phút là được.
Tác dụng:
Cá bạc tính bình, có vị ngọt, chứa nhiều protein, mỡ, đường, canxi, photpho, chất sắt và các vitamin. Phụ nữ mang thai hay ăn món này rất bổ và dễ tiêu hoá.
Thịt kho cá ướp muối.
Nguyên liệu:
- Lưng cá ướp muối : 500g
- Thịt chân giò : 500g
- Nước tương, đường trắng, rượu, hành, gừng sống vừa đủ.
Cách chế biến:
- Cá ướp muối, thịt chân giò rửa sạch, thái miếng vuông dài ướp nước tương khoảng 15 phút.
- Đặt nồi lên bếp đun nóng, cho rượu và gừng cắt miếng vào, cho thịt vào xào tái rồi cho cá vào, thêm nước, đun to lửa cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa. Nấu khoảng 40 phút, thêm ít đường đồng thời rắc hành thái vào, đun tiếp 5 phút nữa thì bắc ra.
Xương sườn hầm giấm đường.
Nguyên liệu:
- Xương sườn : 500g
- Dầu lạc : 500g
- Dầu vừng, đường trắng, giấm, rượu, muối, hành, gừng băm nhỏ mỗi thứ một ít.
Cách chế biến:
- Xương sườn rửa sạch, chặt miếng dài 8cm, cho vào một chiếc bát to, cho muôi, nước, ướp khoảng 4 giờ.
- Đun -dầu lạc nóng già rồi cho sườn vào rán một lúc, vớt ra.
- Dùng dầu vừng khử qua hành và gừng rồi đổ sườn, nước sôi, đường trắng, giấm, rượu vào, đun nhỏ lửa, hầm nhừ thì rưới dầu vừng lên là được.
Tác dụng:
Món này chứa nhiều chất dinh dưỡng như: canxi, photpho, dễ hấp thụ rất bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai thời kỳ đầu.
21. Tôm xào hẹ.
Nguyên liệu:
– Tôm tươi đã bóc vỏ: 300g
– Rau hẹ non: 150g
– Dầu lạc: 60g
– Gia vị, dầu vừng, nước tương, muối, rượu, hành, gừng, nước luộc thịt mỗi thứ một ít.
Cách chế biến:
- Tôm rửa sạch, để ráo nước.
- Rau hẹ rửa sạch, cắt đoạn dài 2cm.
- Hành, gừng rửa sạch, thái sợi.
- Phi thơm hành, gừng rồi đổ tôm vào xào khoảng 2 – 3 phút, rưới rượu và nước tương vào, trộn muối, nước luộc và cho rau hẹ vào xào to lửa khoảng 4 – 5 phút. Cuối cùng, dưới dầu vừng, nêm gia vị vừa đủ.
Yêu cầu:
Có màu sắc hấp dẫn, thơm ngon tươi mát. chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Tác dụng:
Rau hẹ có chứa carôtin mà những rau khác không có được nên rất cần thiết.
Măng khô xào cà chua.
Nguyên liệu:
- Cả chua : 250g
- Dưa chuột : 50g
- Măng khô (đã nở): 100g
- Mỡ lợn : 50g
- Hành, gừng băm nhỏ, muối, gia vị, nước luộc, bột năng vừa đủ.
Cách chế biến:
- Cà chua rửa sạch, ngâm nước sôi 1 – 2 phút, lột bỏ vỏ, cắt lát.
- Dưa chuột bổ làm đôi rồi thái thành từng lát chéo. Măng khô ngâm nở cắt thành lát mỏng.
- Dùng mỡ phi qua hành và gừng rồi đổ cà chua, dưa chuột, măng khô vào, sau đó cho nước luộc, muối, mì chính, bột năng xào chín đều là được.
Rau cần trộn đậu phụ khô.
Nguyên liệu:
- Rau cần : 150g
- Giá đỗ xanh : 150g
- Đậu phụ khô: 150g
- Dầu vừng : 15g
- Dấm : 20g
- Tỏi. muối vừa đủ.
Cách chế biến:
- Rau cần nhặt rửa sạch, chẻ những cọng to, cắt đoạn 3cm, chần qua nước sôi, xả lại bằng nước nguội rồi vắt cho ráo nước.
- Giá đỗ: Cắt bỏ hai đầu rồi rửa sạch, chần qua nước sôi, vớt ra xả nước nguội rồi để chung với rau cần.
- Đậu phụ khô rửa sạch, cắt thành sợi nhỏ, để chung vào rau cần và giá đỗ. Cho vừng, giấm, muối ăn, tỏi băm nhỏ trộn đều là được.
Yêu cầu:
- Món ăn mềm, ngon.
- Tác dụng:
- Trị chứng cao huyết áp, xơ cứng mạch máu, thiếu máu, suy nhược thần kinh, trẻ em yêu xương, loãng xương.
Cá Lô nâu rễ gai.
Nguyên liệu:
- Rễ gai : 30g
- Cá Lô : 250 – 300g
- Nước : 1 lít
Cách chế biến:
- Cá Lô rửa sạch, bỏ vảy và ruột, mang, cắt thành từng miếng.
- Rễ cây gai rửa sạch.
- Cho cá và rễ gai vào nồi sành, đổ 1 lít nước vào nấu cho cá chín nhừ là được.
Tác dụng:
Cá Lô nấu rễ gai có tác dụng ích tỳ vị, bổ thận, an thai, chữa trị các chứng động thai, khí huyêt hư nhược, hư thận. Ăn trong 5 – 7 ngày. Mỗi ngày 1 lần.
Cháo đậu đen tục đoạn.
Nguyên liệu:
- Đậu đen: 30g
- Tục đoạn: 30g
- Gạo nếp: 50g
Cách chế biến:
- Đỗ đen, tục đoạn, gạo nếp rửa sạch để riêng. Tục đoạn dùng vải sạch bọc lại kỹ.
- Cho tất cả vào nồi sành, đổ vào 800ml, đun to lửa cho đến khi sôi, hạ nhỏ lửa nấu từ từ thành cháo.
Tác dụng:
Cháo có tác dụng bổ can thận, an thai, chủ trị các dấu hiệu sẩy thai, sẩy thai đã thành quen.
Mỗi ngày dùng 1 lần trong 6 – 7 ngày.
Cháo đậu phụ.
Nguyên liệu:
- Đậu phụ khô : 2 miếng
- Đường phèn : 150g
- Gạo tẻ : 100g
- Nước : 1 lít.
Cách chế biến:
- Đậu phụ khô rửa sạch, cắt miếng nhỏ.
- Gạo tẻ vo xong cho vào nồi, đổ nước nấu cho đến khi gạo chín nhừ thì cho đường phèn và đậu phụ vào, đun nhỏ lửa thành cháo.
Tác dụng:
Cháo này có tác dụng thanh nhiệt dưỡng vị, tiêu đàm, trị phụ nữ mang thai đổ mồ hôi, ho nhiệt. Ăn nóng, mỗi ngày 1 lần.
Trứng gà nấu gừng tươi, ngải cứu.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi : 25g
- Ngải cứu : 15g
- Trứng gà : 2 quả.
Cách chế biến:
Gừng tươi cắt lát, ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi sành với trứng gà, đổ 3 bát nước, nấu cho đến khi trứng chín, lấy trứng ra bóc vỏ rồi thả trứng vào trong nồi nấu thêm 1 lúc nữa. Vớt bỏ gừng, ngải cứu, chỉ ăn trứng gà và nước.
Tác dụng:
Giảm đau, trị thấp, đau bụng do lưu hàn, băng lậu, xuống huyết, an thai, trị động thai, sẩy thai theo đà quen.
Mỗi ngày dùng 2 lần, liên tục trong 3 – 5 ngày.
Thịt bò hầm khoai tây.
Nguyên liệu:
– Thịt bò: 75g
– Khoai tây:300g
– Nước tương: 75g
– Dầu: 500g
– Gừng, đường trắng, muối, hành, hồi hương, hoa tiêu mỗi thứ một ít.
Cách chế biên:
Thịt bò rửa sạch thái thành miếng vuông 3cm, luộc qua nước sôi rồi vớt ra để chung với hồi hương, hoa tiêu.
Khoai tây rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt miếng, rán vàng. Thịt bò, hoa tiêu, hương hồi, hành, gừng xào bốc mùi thơm, xong cho nước tương, đường trắng muối và 1 lít nước vào nấu đến khi sôi, hớt bỏ bọt, hầm nhỏ lửa khoảng 90 phút. Sau đó cho khoai tây vào hầm thêm vài phút nữa là được.
Tác dụng:
Hương vị thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein, mỡ, đường, canxi, photpho, sắt, kẽm, vitamin…
Đậu phụ nấu nấm.
Nguyên liệu:
– Nấm rơm 1 bát
– Đậu phụ 1 miếng
– Đậu Hà lan 2 thìa to
– Bột sống 1 thìa to
– Dầu ăn 3 thìa to
– Nước, muối, nước tương, đường vừa đủ.
Cách chế biến:
Nấm rơm ngâm mềm. đậu Hà Lan rửa sạch. Đậu phụ cắt thành miếng vuông dày 1cm, để ráo nước.
Đậu phụ rán vàng, để riêng. Cho 2 thìa to dầu
vào xào nấm trước rồi cho nước vào nấu một lúc, cho tiếp đậu Hà Lan vào, cho muối đường (bằng 1/2 muôi) và 1 thìa to nước tương và bột vào nấu cho sôi lại là được.
Có thể thay nấm rơm bằng nấm hương.
Gân móng lợn luộc.
Nguyên liệu:
- Gân móng lợn : 250g
- Chân giò hun khói.
- Cải dầu
- Hành, gừng thái chỉ, muối, rượu vang, mì chính, dầu ăn vừa đủ.
Cách chế biến:
- Gân móng lợn cắt miếng dài 3cm, chân giò hun khói cắt miếng, cải dầu cắt thành đoạn. Gân móng lợn và cải dầu chần qua nước sôi rồi vớt ra.
- Phi thơm gừng và hành rồi vớt ra bỏ đi, đổ gân móng lợn, chân giò hun khói vào, cho muối, rượu, mì chính, cải dầu vào xào đều là được.
Yêu cầu:
Hương vị đậm đà, ngon, mềm.
Tác dụng:
Kiện tỳ ích vị, mạnh gân xương.