Viêm tai giữa, gọi là otitis media, có thể là dạng viêm thường gặp ở trẻ nhỏ. Đến khi được 2 tuổi, hầu hết các trẻ tập đi đều có thể bị ít nhất một đợt. Các vấn đề về tai phổ biến ở trẻ 2 tuổi hoặc nhỏ hơn vì các bé hay tiếp xúc với rất nhiều loại vi trùng trước khi hệ miễn dịch của các bé phát triển đủ để chống lại sự viêm nhiễm. Thêm nữa, vòi nhĩ (Eustachian tube) bé xíu của trẻ nhỏ, là các ống nối tai giữa với họng, cho phép các chất nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc di chuyển lên khoang của tai giữa. Chức năng vòi nhĩ bị suy yếu cũng thay đổi áp suất trong tai. Việc này khiến chất lỏng tích tụ ở tai giữa và làm phồng màng nhĩ. May mắn thay, bệnh này thường tự khỏi khi sự nhạy cảm với bệnh giảm đi và các vòi nhĩ của các bé hoàn thiện hơn.

Khi con bạn còn đang ở giai đoạn sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, chưa bị nhiễm viêm hô hấp trên thì chứng viêm tai là thường thấy nhất của các bệnh tai mũi họng. Những dấu hiệu gồm có khóc đêm và khó chịu về ban ngày, sốt (nhiệt độ khoảng 38°c hoặc cao hơn), và mất cảm giác thèm ăn. Một trẻ sơ sinh bị viêm tai thường khóc ngặt vào lúc ăn vì áp lực trong tai thay đổi theo động tác mút. Trẻ lớn hơn một chút có thể chà xát hay giật tai. Và khi con bạn biết nói, bé sẽ nói với bạn nếu tai bị đau. Các triệu chứng đau tai, được gọi là otalgia, và hiện tượng mất thính lực trong thời gian ngắn có thể xuất hiện thoáng qua ở trẻ lớn hơn và ở trẻ vị thành niên. Chứng viêm tai giữa có thể biết qua việc rách màng nhĩ đột ngột do thiếu dịch lỏng từ ống tai.

Nếu bạn nghi ngờ con mình bị viêm tai, hãy gọi cho bác sĩ nhi. Trước đây, kháng sinh thường được kê cho tất cả các loại viêm tai. Cách này không còn đúng nữa. Nếu bệnh viêm tai không nghiêm trọng, bác sĩ nhi có thể khuyên áp dụng phương pháp đợi và quan sát hoặc cho con bạn uống acetaminiphen hoặc ibuprofen để giảm đau cho bé. Tuy nhiên, những vấn đề về tai khác có thể cần phải điều trị bằng kháng sinh.

Gọi cho bác sĩ nhi nếu con bạn bị đau tai kèm theo:

  • Chảy dịch tai
  • Sưng xung quanh tai
  • Đau đầu
  • Sốt 39°c trở lên
  • Chóng mặt
  • Mất thính lực.

CẢNH BÁO!

Không bao giờ để con uống bình một mình khi đang nằm ngửa. Sữa công thức hay chất lỏng khác đôi khi có thể chảy lên vòi nhĩ và tạo thành điều kiện hoàn hảo cho vi trùng phát triển trong tai giữa của bé. Những trẻ bị ảnh hưởng của khói thuốc lá thụ động gặp nguy cơ phát triển các loại viêm đường hô hấp trên cao; viêm phế quản, là một dạng viêm phổi; viêm tai; và những vấn đề sức khỏe khác.

Điều trị viêm tai

Nhiều bác sĩ nhi đã bàn luận lo ngại về việc liệu lạm dụng thuốc kháng sinh có trực tiếp liên quan tới sự gia tăng khả năng kháng khuẩn hay không. Những lo ngại của họ đã dẫn tới những thay đổi trong cách điều trị viêm tai giữa. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mĩ (AAP) hiện nay khuyến cáo các bác sĩ nhi nên sử dụng phương pháp đợi- và-quan sát đối với những trẻ lớn hơn 2 tuổi bị viêm nhẹ và với các triệu chứng mới xuất hiện trong vòng 48 tiếng.

Tuy nhiên, nếu bé bị viêm tai nặng, bac sĩ nhi sẽ kê thuốc kháng sinh. Chỉ nên điều trị bằng kháng sinh khi bé có cơn đau nặng xuất hiện kèm với sốt 39°c trở lên hay trẻ đã bệnh trong ít nhất 48 tiếng. Bác sĩ nhi có thể kê kháng sinh nếu con bạn ở khoảng giữa 6 đến 23 tháng tuổi và bị viêm cả hai tai, dù chứng viêm mới phát triển trong chưa tới 48 tiếng và sốt dưới 39°c. Thêm vào đó, kháng sinh có thể cần thiết nếu vấn đề về tai của con bạn xấu hơn hoặc không cải thiện trong 48 tới 72 tiếng kể từ khi các triệu chứng bắt đầu.

Mục tiêu của những khuyến cáo mới này là chỉ dùng kháng sinh cho những tình trạng bệnh nghiêm trọng. Nếu dùng thuốc mạnh để cắt nhanh là những cách điều trị vô nghĩa và có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc. Nếu thuốc kháng sinh được kê khi không cần thiết, những chủng vi khuẩn mới có thể phát triển. Khi điều này xảy ra, thuốc kháng sinh có thể không còn tác dụng. Những nhiễm trùng mà được điều trị không đủ liều (thời gian có thể làm vi khuẩn trở nên kháng thuốc).

Tuy nhiên, việc kiểm soát cơn đau của bệnh viêm tai vẫn quan trọng. Một miếng hút ẩm ấm đắp lên tai và một liều acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm cơn đau trong khi hệ miễn dịch của bé chống chọi với nhiễm trùng.

Một số trẻ bị viêm tai tái đi tái lại. Viện nhi khoa Hoa Kỳ định nghĩa viêm tai tái đi tái lại là chứng viêm tai xuất hiện ba lần khác nhau trong thời gian sáu tháng. Hoặc bệnh này xuất hiện bốn lần trong một năm, với một trong những lần đó xuất hiện trong sáu tháng trước. Để điều trị viêm tai giữa tái đi tái lại có dấu hiệu mất thính lực, bác sĩ nhi có thể khuyên cấy ống thông tai nhân tạo. Những ống này là những ống hình trụ nhỏ xíu được đặt vào màng nhĩ bằng phẫu thuật nhằm giúp ngăn chặn sự tích tụ dịch lỏng. Viện nhi khoa Hoa Kỳ không khuyên cho trẻ bị viêm tai tái hồi thuốc kháng sinh ngừa viêm để giảm bớt tần xuất viêm tai, vì cách làm này đã tỏ ra không có hiệu quả. May mắn là xu hướng bị viêm tai tái đi tái lại sẽ giảm dần trong quá trình trưởng thành của trẻ.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠNNGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓHÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn bị cảm kèm sổ mũi, ho, sốt nhẹ hoặc viêm màng kết (viêm ở lớp màng tạo ngấn cho mí mắt). Bé có vẻ bị đau tai.Viêm tai giữa.Gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé để có được chẩn đoán thích hợp. Tuỳ thuộc vào tình trạng của bé, bạn có thể cần phải đợi, quan sát và lắng nghe con thật cẩn thận để xem có thêm dấu hiệu viêm nào hay không. Bác sĩ nhi có thể khuyến nghị phương pháp điều trị.
Con bạn kêu đau, ngứa, hoặc ù đặc trong tai. Cơn đau tệ hơn khi bé kéo vành tai và một dòng dịch chảy ra khỏi tai bé. Bé bơi nhiều hoặc thường nhúng đầu vào chậu nước tâm.Viêm tai ngoài, đôi khi còn được gọi là tai của người bơi lội (hiện tượng viêm ống tai, bộ phận nối từ tai ngoài vào màng nhĩ).Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và khuyến nghị cách điều trị. Bé có thể cần thuốc nhỏ tai. Hãy hỏi xem liệu bạn có cần áp dụng những biện pháp khác nhằm ngăn vấn đề về tai này lặp lại hay không.
Tai ngoài của con bạn đỏ và sưng.Côn trùng đốt hoặc cắn.

Bệnh chốc lở (một dạng nhiễm khuẩn).

Khám bác sĩ nhi. Chườm lạnh có thể giúp giải toả sự khó chịu của vết côn trùng đốt. Nếu bé bị chốc lở, có thể cần phải điều trị kháng sinh.
Con bạn ở khoảng giữa 18 tháng tới 4 tuổi và thể hiện những dấu hiệu hoặc kêu đau tai. Bé không có các triệu chứng khác như sổ mũi hay viêm họng. Bé hay chơi với các vật nhỏ hoặc giấy. Bạn thấy có gì đó mắc trong ống tai bé.Vật lạ trong tai.Đừng cố lôi vật đó ra; bạn có thể làm tổn thương tai của bé. Hãy gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khám tai cho bé bằng dụng cụ phóng đại và những loại đèn đặc biệt. Những dụng cụ này giúp cho việc nhìn thấy và lấy vật lạ ra dễ hơn.
Con bạn cảm giác có gì đó đang chuyển động trong tai. Bé có thể nghe thấy tiếng ù ù và bị đau.Côn trùng chui vào tai.Phần lớn các côn trùng cuối cùng sẽ tự tìm đường ra; nếu không, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ xác nhận xem có côn trùng trong tai bé không. Nếu đúng, bác sĩ nhi có thể lấy nó ra.
Tai của con bạn bị chấn thương trong một tai nạn. Tai bị chảy máu, xước hoặc bầm dập.Chấn thương tai với vết xước và bầm.Nhẹ nhàng rửa sạch bên ngoài tai bé bằng nước lã, dán hoặc băng nhẹ một miếng băng vô trùng lên trên vết thương của bé rồi gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho con bạn. Họ sẽ đảm bảo rằng các mô bên trong của tai bé không bị chấn thương cần theo dõi.
Tai của con bạn bị chòi ra thành một góc. Vùng sau tai bé mềm và đau.Viêm xương chũm (chứng viêm phần xương sọ gần tai).Gọi ngay bác sĩ nhi để khám và điều trị cho bé.

0/50 ratings
Bình luận đóng