Thời kì trẻ sơ sinh là trẻ đầy 1 tháng cho đến 3 tuổi, thời kì này tốc độ sinh trưởng của trẻ vô cùng nhanh, thay đổi cũng lớn vì thế cha mẹ phải chú ý quan sát một cách chặt chẽ, tỉ mỉ sự thay đổi của trẻ, phải kịp thời có phương pháp bảo vệ chăm sóc thật khoa học. Theo tài liệu nghiên cứu tình hình thực tế cho thấy, có phương pháp bảo vệ chăm sóc khoa học kịp thời có hiệu quả cao hơn so với cách bảo vệ chăm sóc tùy tiện. Trên thực tế, năng lực thích ứng đối với môi trường sống và năng lực để kháng đối với bệnh tật của trẻ tương đối kém. Ngoài ra, cùng với sự sinh trưởng, bắt đầu biết bò, biết đi, phạm vi hoạt động dần dần mở rộng. Đặc biệt là trẻ có tính hiếu kì cao, nhưng lại chưa hiểu được cái gì là nguy hiểm và cái gì là an toàn, rất dễ xảy ra những chuyện khôn lường, do vậy việc bảo vệ chăm sóc đối với trẻ sơ sinh là việc làm rất quan trọng.

Chế độ sinh hoạt hợp lí

Xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lí, đối với trẻ sơ sinh mà nói là một việc hết sức quan trọng, bởi vì trẻ thơ không thể tự quản lí mình, mà dựa vào sự chăm sóc của người lớn; trẻ em càng không có khái niệm thời gian, tự mình không thể ràng buộc mình, do đó cần có sự sắp xếp thời gian hợp lí, và còn phải chế độ hóa, làm cho trẻ em biết khi nào thì ngủ dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn cơm, đi chơi, học tập, lao động, nghỉ ngơi, đi ngủ, và cả trong những hoạt động đó, trẻ dần nhận biết mình nên làm cái gì, không nên làm cái gì, từ đó mà hình thành một thói quen sinh hoạt có quy luật. Điều này không chỉ đảm bảo sự sinh trưởng của trẻ, mà còn là đặt nền móng một cơ sở tâm lí ổn định cho sự phát triển sinh hoạt học tập sau này. về sinh lí mà nói, việc sinh hoạt ổn định, có quy luật, sẽ xây dựng được sự liên hệ thần kinh ổn định của vỏ đại não, tâm lí học gọi là “động lực định hình” từ đó hoạt động tiếp theo một cách tự nhiên. Trẻ em tuổi càng nhỏ tính ỷ lại đối với “động lực định hình” càng lớn. Trẻ sơ sinh thời kì đầu, sau khi được xây dựng thói quen cứ cách 3 giờ bón 1 lần sữa, đến thời gian đó mà không bón là trẻ khóc ngay. Trẻ em 4 tuổi đã có thói quen sau khi ăn cơm tối, nghỉ một lát là được bố kể chuyện, sau đó cứ đến giờ là nó tìm bố một cách chủ động để nghe kể chuyện. Trẻ ẹm tuổi càng nhỏ, sau khi hình thành “động lực định hình” rồi, một khi bị phá vỡ, nó cảm thấy “khó chịu”, không quen. Thậm chí làm cho hệ thống thần kinh của trẻ mất đi sự cân bằng, dẫn đến vô cùng hưng phấn, có thể xuất hiện trạng thái bệnh tình. Nếu như trong nhà không có quy luật sinh hoạt nhất định, lộn xộn bừa bãi, trẻ thơ thường biểu hiện tâm lí không ổn định, dễ kích động, thậm chí hình thành tố chất thần kinh và hoạt động lề mề, chậm chạp.Để bé có giấc ngủ ngon

Gia đình, ngoài việc cần xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lí ra, còn phải xây dựng mối quan hệ bình thường hòa thuận. Giữa cha mẹ, ông cháu, bà cháu cần hợp tác, yêu quý, tôn trọng lẫn nhau. Đặc biệt ở gia đình sinh chỉ 1 con càng phải hết sức chú ý hành vi, thái độ giữa người lớn với người lớn.

Việc tạo dựng và bồi dưỡng tính cách của trẻ ở thời kì này là rất quan trọng.

Một ngày hoạt động của trẻ

Phải sắp xếp tốt sinh hoạt của trẻ hàng ngày. Việc hoạt động một ngày của trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện đức, trí, thể. Sức mạnh tinh thần và thể xác của trẻ.

Trước hết phải coi trọng sinh hoạt hằng ngày của trẻ, căn cứ vào lứa tuổi của trẻ để sắp xếp tốt thời gian hoạt động nghỉ ngơi của trẻ, bao gồm ăn, ngủ, đi chơi hoặc học tập hằng ngày theo thời gian nhất định, làm cho trẻ hình thành một thói quen sinh hoạt có quy luật. Hệ thống thần kinh của trẻ đang trong quá trình phát triển, dễ hưng phấn, dễ mệt mỏi, mỗi ngày tốt nhất có  thời gian ngủ 12-13 giờ, trong đó bao gồm ngủ trưa 2 – 2,5 giờ, đến giai đoạn sắp đi học thì giảm bớt thời gian ngủ một cách vừa phải. Ngủ đầy đủ có lợi cho việc sinh trưởng của hệ thống thần kinh, làm cho tinh thần trẻ phấn chấn, vui vẻ, tư duy nhanh, đồng thời giữ được trạng thái nhanh nhạy, dồi dào từ đầu đến cuối. Ngoài ra ngay từ nhỏ cần rèn luyện cho trẻ một thói quen tốt: đi ngủ sớm, dậy sớm. Buổi tối để trẻ xem tivi rất muộn, sáng lại để trẻ ngủ dậy rất muộn, như vậy là rất không tốt cho trẻ.

Từ đặc điểm chức năng tiêu hóa của trẻ thơ ta thấy, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày đường ruột khoảng 3 – 4 giờ. Cho nên khoảng cách thời gian giữa hai bữa ăn không nên dưới 3 giờ, cũng không nên vượt quá 4 giờ. Sau ngủ trưa dậy ăn một chút điểm tâm, hằng ngày ăn uống theo thời gian, làm cho trẻ hình thành phản xạ điều kiện, mỗi khi đến thời gian ăn cơm, dạ dày bắt đầu tiết ra dịch tiêu hóa, làm tốt việc chuẩn bị tiêu hóa hấp thụ thức ăn, như vậy xúc tiến sự thèm ăn, đồng thời có lợi cho tiêu hóa hấp thụ, tăng cường sức khỏe.

Tất cả sự hoạt động của con người đều là thực hiện dưới sự chỉ huy của đại não, làm, nghỉ có quy luật, không chỉ có thể đảm bảo cho hệ thống thần kinh tiến hành hoạt động một cách có quy luật, có tiết tấu mà còn có thể hình thành sự liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ đại não, tăng trưởng trí lực.

Thứ hai là, sắp xếp sự hoạt động nội dung một ngày phải phong phú. tạo sự thích thú, các hoạt động phải thay đổi nhau tránh nhàm chán. Như kể chuyện, xem tranh, đi chơi. Những hoạt động này, trừ các hoạt động cần người lớn hướng dẫn ra, có một số nên giao cho trẻ tự độc lập chơi. Đồng thời cũng cần chú ý trong một ngày cần để nhiều thời gian cho trẻ chơi độc lập tự do, để chung được tự do phát triển cái yêu thích hứng thú của mình, từ đó giúp trẻ phát huy tính sáng tạo và năng lực tư duy.

Sắp xếp hoạt động một ngày, đã cần phải tiến hành thay đổi, lại còn phải phối hợp lẫn nhau. Như thay đổi động và tĩnh, thay đổi hoạt động trong nhà với ngoài trời, thay đổi hoạt động trí lực và thể lực. Nếu như thời gian hoạt động quá dài mà nội dung đơn điệu, sẽ làm trẻ mất hứng thú, dễ mệt mỏi. Trường hợp bình thường, sáng dậy tinh lực dồi dào, sức chú ý đang tập trung, sau cơm sáng xong nên bố trí một số hoạt động về trí lực, sau đó cho trẻ ra sân cưỡi xe con 3 bánh, chơi bóng cao su. Nếu như điều kiện thời tiết, sân bãi cho phép, tốt nhất mọi hoạt động buổi sáng nên bố trí ngoài trời. Bởi vì, không khí buổi sáng trong lành, tươi mát, ánh nắng mặt trời tốt, lợi. cho việc trao đổi chất, đặc biệt là tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời có thể làm cho chất 7-dehydrocholessterol trong da chuyển đổi thành vitamin D1, có lợi cho phát triển xương và răng, phòng chữa được bệnh còng lưng. Nhưng với sự hoạt động nhiều, trẻ con thường chơi cho mồ hôi ướt đẫm cả người, cần phải cho trẻ thay đổi một số hoạt động yên tĩnh, đặc biệt là trước bữa cơm trưa 30 phút đến 1 giờ cần phải chú ý điểm này. Sau khi ngủ trưa, nên dắt trẻ ra ngoài bách bộ. xem vô tuyến, nghe nhạc nhẹ. Buổi tôi cho nghe chương trình phát thanh trên loa. xem tiết mục truyền hình cho nhi đồng, hoặc nghe kể chuyện.

Ví dụ sắp xếp 1 ngày cho trẻ thơ ở từng độ tuổi

6h-7hNgủ dậy, cho bú14h- 15hThể dục bị động – chơi
7h – 8hKiểm tra, thể dục bị động15h- 17hNgủ
8h – 9hNgủ17h-17h30Hoạt động tự do
10h-10h30Bú sữa17h30-18hBú sữa
10h30-11h30Lau tắm18h30-20hTắm rửa
11h30 – 13h30Ngủ20h – 21hNgủ tối
13h30 – 14hBú sữa21h – 22hCho bú thêm 1 lần sữa

Trẻ 1 tuổi rưỡi

6h-7hNgủ dậy, ăn10h30 -11h30Ngủ dậy, điểm tâm
7h30 – 9hĐi chơi rèn luyện16h – 18hHoạt động tự do, rèn luyện
9h -10h30Ngủ18h30 – 20h30Ăn tối
18h30 – 20h30Ngủ dậy, điểm tâm20hNgủ tối

Ở trên đây là sắp xếp hoạt động một ngày cho trẻ 1 tuổi rưỡi trở lại. Với trẻ từ 1 tuổi rưỡi về sau. trên cơ sở đó, có thể căn cứ tình hình thực tế của các gia đình, cân nhắc tình hình, mà tiến hành điều chỉnh cho thích hợp. Bởi vì, trẻ dần dần lớn lên, có một số hoạt động thích ứng với sự sinh trưởng của trẻ. do đó, sự sắp xếp tất cả đều phải lấy phương pháp khoa học làm tiền đề. chỉ có như vậy, mới có thể khiến cho trẻ trưởng thành khỏe mạnh, cường tráng.

0/50 ratings
Bình luận đóng