Trẻ sơ sinh là trẻ mới sinh trong vòng một tháng trở lại. Trẻ sơ sinh đủ tháng cũng như trẻ sơ sinh thiếu tháng đều có những hiện tượng sinh lí xảy ra. Trẻ sơ sinh đủ tháng có hiện tượng sinh lí tỉ lệ 60%. Trẻ sơ sinh thiếu tháng có hiện tượng sinh lí tỉ lệ 80%. Hiện tượng sinh lí ở trẻ sơ sinh là bình thường, các bậc cha, mẹ không nên lo lắng quá mức. Nhưng nếu các hiện tượng sinh lí kéo dài quá 10 ngày là không bình thường, cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân. Những hiện tượng sinh lí ở trẻ sơ sinh gồm có:

VÀNG DA SINH LÍ

Trẻ sơ sinh vào ngày thứ hai xuất hiện chứng vàng da nhẹ. Vàng da sinh lí sẽ hết vào ngày thứ năm hoặc thứ bảy sau sinh, không phải can thiệp dưới mọi hình thức.

Nguyên nhân gây vàng da sinh lí:

Vỡ một số hồng cầu sau hiện tượng đa hồng cầu của thai nhi. Tỉ lệ hemoglobin sắt giảm, lượng bulirubin tăng trong huyết thanh.

Các chức năng của gan chuyên hóa bilirubin chưa hoàn chỉnh, nên bilirubin bị ứ lại trong huyết thanh.

Thẩm thành mạch tăng khiến cho bilirubin ngấm trong các tổ chức mỡ.

Tất cả những nguyên nhân trên gây ứ tích bilirubin trong máu làm cho da vàng nhẹ.

Vàng da sinh lí sẽ sẽ tự nhiên hết từ ngày thứ năm đến ngày thứ bảy sau khi sinh, không cần phải can thiệp gì mà chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ. Qua ngày thứ bảy trẻ vẫn còn vàng da thì rất có thể là vàng da do bệnh lí, cần đưa trẻ đến bệnh viện khám và làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân. Có thể trẻ bị bệnh nguyên hồng cầu thai, bệnh thiếu máu, tan huyết, tuổi thọ hồng cầu bị rút ngắn hay nhiễm khuẩn… Cũng có thể trẻ bị giảm hoạt tính của men chuyển hóa bilirubin do tình trạng thiếu oxy của các mô hoặc nhiễm khuẩn, hạ thân nhiệt, thiếu hụt chất nội tiết tuyến giáp trạng hay bị dị tật di truyền, do bị đẻ non hay một bệnh lí nào khác.

Vàng da sinh lí không gây nguy hiểm, trẻ không quấy khóc, không bỏ bú, không tiêu chảy, không sốt, không mất ngủ… Tuy nhiên, nêu vàng da kéo dài thì phải đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị.

SÚT CÂN SINH LÍ

Sút cân sinh lí thường xuất hiện nhiều ở trẻ sinh đủ tháng và cả những trẻ sinh thiếu tháng do:

Mất nước qua hơi thở, qua da, qua các chất dịch bị thải ra trong lúc trẻ chưa bú được, hay do người mẹ chưa cho con bú. Sau khi sinh, trẻ còn chậm khóc, khóc yếu, thở không đều, có thời gian ngừng thở mười giây. RỐI loạn nhịp thở kéo dài từ 17-21 giây. Sự rối loạn này do trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh. Sau khi cắt rốn trẻ bị thiếu hụt oxy máu, thần khí tăng lên gây ức chế trung tâm hô hấp. Phổi chưa phát triển hoàn chỉnh, tê bào phê nang còn hình trụ. Tổ chức liên kết, tổ chức đàn hồi còn ít, làm cho phế nang khó giãn nở, cách biệt mao mạch dẫn đến sự trao đổi oxy khó khăn. Trong phổi còn chứa nhiều chất dịch ổi thời kì bào thai. Dịch này sẽ tự tiêu sau khi gây nên hiện tượng sút cân.

Thông thường trẻ sút dưới 10% cân nặng so với trọng lượng lúc mới sinh. Một số” trường hợp trẻ sút cân tuần đầu, rồi sau đó tăng dần lên. Hết tháng thứ nhất, trẻ tăng khoảng 600-1500g so với cân nặng khi mới sinh. Một số trường hợp trẻ sút cân hai lần vào ngày thứ tư tuần đầu, sau đó tăng cân trở lại, rồi lại tiếp tục sút cân vài hôm rồi mới tăng cân trở lại cho đến hết tháng thứ nhất sau sinh. Một số trường hợp trẻ sút cân sau sinh vài ngày rồi dần dần tăng cân trở lại.

Trong thời gian sút cân sinh lí, trẻ không có các rối loạn bệnh lí như sốt, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ngủ, tiêu chảy… thì chỉ cần cho trẻ bú sớm, bú no, bú đủ nhu cầu, không cho bú theo giờ.

Sút cân sinh lí còn do trẻ thải các chất dịch đã nuốt phải trong thời kì bào nhi. Vì thế trẻ phải thở trong khi bú để bù đắp sự thiếu hụt oxy và tống thán khí ra ngoài.

0/50 ratings
Bình luận đóng