Chứng mệt mỏi bao gồm cảm giác mệt nhọc kèm theo buồn ngủ, là một trạng thái thiếu năng lượng tạm thời, đồng thời các cơ bắp có cảm giác nặng nề. Khi trẻ cảm thấy mệt, thì đó chính là một lời cảnh báo từ cơ thể rằng chúng cần được thả lỏng để tự phục hồi. Sẽ là bình thường nếu trẻ thấy mệt sau khi hoạt động thể lực hoặc sau một thời gian chịu áp lực căng thẳng ở trường. Tuy nhiên, chứng mệt mỏi cũng là một dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Ngay cả một cơn cảm lạnh nhẹ cũng có thể lấy đi năng lượng ở trẻ và do đó làm cho trẻ cảm thấy muốn ngủ lâu hơn bình thường. Ở những trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi sau một trận ốm. Song, nếu tình trạng mệt mỏi trở nên trầm trọng bất thường hoặc kéo dài, thì đó có thể là do một rối loạn mãn tính nào đó, như bệnh thiếu máu do thiếu sắt, hoặc nó phản ánh một vấn đề tâm lý nào đó của trẻ, như chứng trầm cảm. Trong một số trường hợp hiếm gặp, sự mệt mỏi nghiêm trọng hoặc kéo dài còn có thể liên quan đến việc tim bị nhiễm virus, do đó bị suy giảm chức năng.thuốc trị ho cho trẻ

Trong suốt giai đoạn tuổi vị thành niên, trẻ thường có xu hướng ngủ nhiều hơn và điều này là hoàn toàn bình thường. Thêm nữa, trẻ thường cảm thấy buồn ngủ nhất vào buổi sáng, nên khó tập trung trong các giờ học buổi sáng. Cảm giác buồn ngủ này một phần là do số giờ ngủ trong một ngày của trẻ ở giai đoạn này bị thu ngắn lại. Nguyên nhân là do trẻ phải dậy sớm hơn vào buổi sáng, tăng dần từ giai đoạn học cấp một, cấp hai cho đến cấp ba. Trong khi đó, chúng lại thức khuya hơn vào buổi đêm và thường dùng caffeine và các chất kích thích để tự giúp mình tỉnh táo suốt cả ngày, do đó lại càng thiếu ngủ nhiều hơn.

Một cơn buồn ngủ dữ dội đột ngột ập đến có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ cần được điều trị, đặc biệt là nếu kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nôn và lú lẫn. Trong một số trường hợp hiếm gặp, một cơn buồn ngủ không thể cưỡng lại trong ngày xuất hiện cùng với một số triệu chứng nhất định khác có thể là do chứng ngủ rũ (narcolepsy) gây ra. Đây là một bệnh rất hiếm song có thể được kiểm soát bằng thuốc uống. Nếu trẻ cảm thấy mệt mỏi và không thấy đỡ sau khi nghỉ ngơi, đồng thời kêu mỏi cơ, hoặc sau hàng tuần khỏi ốm mà vẫn chưa lấy lại được sức lực, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần đưa trẻ đi khám.

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu con bạn cảm thấy mệt mỏi trong hcm 1-2 tuần, hoặc cảm giác mệt kèm theo các triệu chứng sau:

  • Sốt, đau họng dai dẳng, khớp và cơ bắp đau nhức, và có hạch sưng
  • Thường xuyên thấy khát và đói một cách khó chịu, đi tiểu nhiều lần hơn, giảm cân, có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở hai bàn tay, hoặc nhìn mọi vật bị nhòe và có biểu hiện lo lắng
  • Sắc mặt tái bất thường, có các vết bám dập không phải do thương tích, chán ăn và bị giảm cân.Trẻ thấy đau xương, đổ mồ hôi khi ngủ vào ban đêm, có hạch sưng và bị sốt.

CẢNH BÁO!

Những cơn mệt bất thường có thể là dấu hiệu của việc trẻ đang lạm dụng ma túy hoặc chất kích thích, đặc biệt nếu trẻ không tham gia vào hoạt động gia đình, điểm số ở trường bị tụt giảm và không muốn trả lời các câu hỏi của bạn về những lúc trẻ đi với bạn bè. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy con bạn đang có thai.

Những dấu hiệu của chứng mệt mỏi mãn tính

Nếu có những cơn mệt mỏi trầm trọng kéo dài trong nhiều tuần mà không rõ nguyên nhân, có thể bé bị hội chứng mệt mỏi mãn tính (chronic fatigue syndrome – CFS). Không giống với những người bình thường khác khi chỉ cần tập thể dục đều đặn và vừa phải hoặc nghỉ ngơi thoải mái vào ban đêm là cơn mệt mỏi sẽ dần hết, những người mắc hội chứng này thường xuyên cảm thấy vô cùng mệt mỏi mà không cách nào chữa được. Hơn thế nữa, cho đến nay nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được tìm ra.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính không phải là một bệnh truyền nhiễm, dù rằng nó có thể đến sau một đợt nhiễm virus. Những người mắc bệnh này thường không có triệu chứng nào cụ thể mà chỉ có các biểu hiện như đau họng, sốt, sưng hạch bạch huyết, đau cơ và tiêu chảy trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước khi cơn mệt mỏi kéo dài xuất hiện và sức lực của họ cứ dần dần giảm đi. Ngoài ra, họ cũng rất khó tập trung, và dần mất đi hứng thú với những hoạt động yêu thích trước đó. Tuy nhiên, cơ thể họ lại không có bệnh gì và các xét nghiệm đều cho kết quả bình thường.

Khi các triệu chứng xuất hiện trong sáu tháng hoặc lâu hơn, thì những chẩn đoán về bệnh CFS mới được khẳng định. Tuy hội chứng này không có nhiều ở trẻ nhỏ, song nó vẫn đôi lúc xuất hiện ở một số thanh thiếu niên.

Thời gian dường như là liệu pháp chữa trị duy nhất có tác dụng với loại bệnh này. Một thời gian biểu hợp lý với một chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi và tập thể dục đều đặn thường sẽ giúp ích. Bên cạnh đó, một số loại thuốc giúp làm giảm các triệu chứng như trầm cảm và đau cơ cũng sẽ có tác dụng hỗ trợ thêm.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠNNGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓHÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn thấy mệt mỏi sau khi bị đau họng, sưng hạch, hoặc một viêm nhiễm đường hô hấp trên.Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

Các bệnh do nhiễm virus khác. Suy giảm chức năng tim.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám và tư vấn điều trị cho trẻ.
Con bạn thường xuyên thấy mệt, cáu kỉnh và khó ngủ hoặc khó ngủ được lâu.Chứng mất ngủ.

Bệnh trầm cảm.

Chứng lo âu.

Uống quá nhiều đó uống có caffeine.

Lạm dụng ma túy hoặc chất kích thích.

Cố gắng loại trừ những yếu tố gây căng thẳng cho trẻ, đồng thời khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Nếu chứng mất ngủ vẫn không hết, hãy xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi.
Con bạn thấy mệt mỏi bất thường kể từ khi uống thuốc chống dị ứng hoặc thuốc chữa bệnh khác.Tác dụng phụ của thuốc.Nếu trẻ đang dùng thuốc kháng histamine, hãy cho trẻ uống vào ban đêm để trẻ ngủ ngon và đỡ mệt hơn vào ban ngày. Nếu trẻ đang dùng các loại thuốc khác, hãy thông báo cho bác sĩ biết về tác dụng phụ của thuốc để thay đổi loại thuốc nếu có thể.
Con bạn thấy lo lắng, bồn chồn mà không rõ nguyên nhân. Trẻ xanh xao và cân nặng có sự thay đổi đáng kể.Bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Rối loạn tuyến giáp trạng.

Chế độ ăn kiêng không lành mạnh. Có thai.

Các bệnh khác cần được chẩn đoán và điều trị.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sê khám và cho trẻ làm các xét nghiệm nếu cần. Nếu trẻ muốn giảm cân, hãy nhờ bác sĩ tư vấn để có một kế hoạch giảm cân từ từ và khoa học.
Con bạn thường chỉ bị mệt trong khoảng từ 3-4 tiếng đồng hồ sau khi ngủ dậy. Trẻ ngáy và thường bi tình dậy vào ban đêm. Trẻ đang gặp vấn đề gì đó ở trường.Chứng ngưng thở khi ngủ.

Ngủ quá nhiều (chứng rối loạn giấc ngủ).

Đưa con đến bác sĩ nhi để được khám, làm các xét nghiệm và điều trị nếu cần thiết.
Con bạn thường bị buồn ngủ trong ngày và do đó gặp nhiều rắc rối ờ trường. Trẻ có khoảng chú ý ngân, nói rằng nhìn thấy nhiều hình ảnh sặc sỡ khi ngủ, và thấy người yếu mỗi khi cảm thấy không vui.Chứng ngủ rũ.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho trẻ.
Mí mắt con bạn trông như sụp xuống, trẻ càng ngày càng thấy mệt nhiều hơn và thị lực của trẻ có vấn đề.Bệnh nhược cơ (myasthenia gravis – một loại rối loạn của hệ thần kinh) hoặc một bệnh khác cần được chẩn đoán và điều trị.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán cho trẻ.
0/50 ratings
Bình luận đóng