Rau tươi.

Giá trị dinh dưỡng:

Rau bao gồm các chất dinh dưỡng sau:

  • Nước: 85 – 90%
  • Gluxit: 1 – 6%
  • Không có lipit.
  • ít chất Protein
  • Chất xơ: 1%
  • Có. chứa nhiều chất khoáng: kali, magiê, canxi, sắt, coban, đồng, kẽm, iốt, flo…
  • Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin

Các loại rau có màu xanh xẫm như rau muống, rau ngót, rau dền, cải xoong… có rất nhiều vitamin C, sắt, canxi và cả vitamin K.

Rau xanh
Rau xanh

Một số điểm lưu ý khi ăn rau:

  • Trẻ được 2 tháng nên bắt đầu cho uống nước luộc rau. Mỗi ngày nên cho uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê.
  • Trẻ từ 4 tháng trở đi nên cho ăn rau nghiền nát hoặc nấu thành bột rau. (lấy bộ,t rau nấu cùng với bột gạo).
  • Trẻ lớn hơn có thể nấu bột rau với cháo hoặc cho trẻ ăn rau non. Lúc đầu, cho ăn ít, sau tăng dần lên. Nên chú ý thay đổi cách chế biến để trẻ cảm thấy thích ăn hơn.
  • Mỗi loại rau có một số vitamin và khoáng chất nhất định. Vì vậy nên cho trẻ ăn nhiều loại rau, càng cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho trẻ.
  • Trẻ không thích ăn rau thì phải cho ăn thường xuyên hơn.
  • Không nên cho trẻ ăn nhiều rau mà ăn ít cơm và thịt cá. Vì như vậy rất khó tránh khỏi suy dinh dưỡng.

Một số loại rau:

* Rau sam:

Cứ 100g rau xam có:

  • 1,4g
  • 3g gluxit.
  • 85mg canxi
  • 56mg photpho
  • 1,5mg sắt.

Ngoài ra, rau sam còn cho một số vitamin như:

  • 0,32mg betacaroten (tiền vitamin A).
  • 0,03mg vitamin B1.
  • 0,11mg vitamin B2.
  • 0,7mg vitamin pp.
  • 26mg vitamin

Rau sam còn có 24% chất xơ, nhiều axít hữu cơ. Rau sam có vị chua, hơi nhớt. Vì vậy, ăn rau sam có tác dụng chống táo bón, kích thích dễ ăn, chống thiếu máu.

Khi cho trẻ ăn bột, nên có thêm rau sam để bổ sung canxi, photpho, betacaroten giúp chống còi xương, tinh mắt, mau lớn.

Nên cho trẻ bị quáng gà, mờ mắt ăn nhiều rau sam.

* Rau ngót.

Cứ 100g rau ngót có:

  • 5,3g
  • 9,72mg betacaroten
  • 0,25mg vitamin B2.
  • 185mg vitamin

Rau ngót có vị ngọt, nhiều protein, nên cho trẻ ăn từ lúc nhỏ (từ khi ăn bột) với lượng tăng dần. Nên cho trẻ ăn hỗ hợp: bột + thịt + rau ngót. Vì rau ngót có betacaroten, vitamin c, vitamin B2 những chất mà thịt không có.

Rau ngót rất lành, dễ tiêu hoá, lá càng già càng bổ. Rau ngót còn là một vị thuốc chữa bệnh như: bổ huyết, thông tiểu tiện, giải ban, giải cảm, suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém…

Quả tươi.

Giá trị dinh dưỡng.

Quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng như:

  • Các vitamin C, B1; pp, betacaroten (tiền vitamin A).
  • Chứa nhiều chất khoáng: canxi, photpho, kali, natri, sắt…
  • Các axít hữu cơ như: acitric, amalic, afumarle…

Các vi chất khoáng trong quả có tác dụng chống còi xương. Đặc biệt, sắt có giá trị rất cao, dễ hấp thụ. Những quả có vị chua kích thích tiêu hoá, tăng tiết dịch ở dạ dày, ruột, giúp hấp thụ tốt các chất khoáng và vi khoáng.

Hoa quả
Hoa quả

Những quả có vị ngọt cũng dễ tiêu hoá. Chuối, hồng xiêm nghiền nát có tác dụng tốt đối với tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá ở trẻ.

Quả còn cung cấp chất xơ và peetin (gần giống như xơ) giúp điều hoà tiêu hoá tôt và chống táo bón. Ăn quả là bổ sung lượng vitamin rất lớn. Ví dụ: cam, canh, bưởi, đào… cho rất nhiều vitamin c (40 – 95mg).

Một số chú ý khi ăn quả:

  • Nên ăn quả tươi, chọn loại chính vụ, tránh dập nát, ủng thối.
  • Nên cho trẻ ăn quả kết hợp trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn, với lượng thích hợp.
  • Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên có thể cho ăn quả. Cách tốt nhất là ép lấy nước (cam, chanh, xoài, mơ, vải…) cho trẻ uống. Lúc đầu, có thể cho uống 5 – 7 giọt, sau tăng dần 2 – 3 thìa cà phê/ngày.
  • Trẻ trên 3 tháng tuổi có thể cho ăn hoa quả nghiền nát với số lượng từ ít đến nhiều. Lúc đầu từ 1 – 2 thìa cà phê/ngày sau đó lên tới 1 – 2 quả (hồng xiêm, quýt…).
  • Trẻ lớn hơn có thể cho ăn 1 quả chuối và bớt cơm mà giá trị dinh dưỡng vẫn không bị hao hụt.
  • Không nên cho trẻ ăn tuỳ tiện, không đúng bữa, vì trẻ sẽ ngang miệng, chán ăn, nếu kéo dài sẽ suy dinh dưỡng.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì rất dễ gây rối loạn tiêu hoá.
  • Chú ý đến vệ sinh khi cho trẻ ăn quả.
5/51 rating
Bình luận đóng